Có lẽ cho đến tận thời điểm hiện tại, những mất mát và thiệt hại mà bộ đôi UST & LUNA (Terra) mang đến cho cộng đồng crypto nói chung và các nhà đầu tư của 2 token nói riêng vẫn chưa thể nào nguôi ngoai được.
Cùng với mong muốn có thể xốc lại tinh thần cho anh em và cùng nhau rút ra những kinh nghiệm và bài học quý giá từ câu chuyện của LUNA để trang bị cho bản thân những hành trang cần thiết cho mùa bear market này. Allinstation sẽ mang đến cho anh em một số phân tích từ case study kể trên trong bài viết này nhé!
Ôn lại mô hình UST và LUNA
Là yếu tố đi đầu trong mọi quyết định đầu tư, vốn dĩ, UST và LUNA sở hữu những góc chết chí mạng trong cơ chế hoạt động của nó. Tuy nhiên phần lớn nhà đầu tư trong chúng ta dù có chút nghi ngờ nhưng không thể phủ nhận sự thành công từ một dự án mang danh là đứa con cưng của giới DeFi, là một trong những đồng coin thuộc top 10 Market Cap khổng lồ trên thị trường.
Việc cần làm đầu tiên là cùng nhau cân nhắc lại mô hình bảo trợ giá cho UST. Cụ thể, khi giá UST được giao dịch dưới $1, về lí thuyết và cách vận hành trước khi sự sụp đổ diễn ra, thì người dùng luôn luôn có thể mang 1 UST (giá trị ít dưới $1) để đổi lấy $1 LUNA so với giá thị trường.
Cơ chế nói trên hoạt động chủ yếu dựa trên động lực tạo ra cho các market makers/arbitrageurs – các trader ăn lời từ khoản giao dịch chênh lệch. Tuy khoảng lời kể trên tương đối nhỏ nhưng nếu được đầu tư với lượng thanh khoản lớn trong thời gian dài và khối lượng lớn thì lợi nhuận sinh ra cũng trở nên đáng kể. Đọc đến đây anh em lưu ý lại điểm đặc biệt này trong cơ chế bảo chứng của UST nhé, vì nó sẽ được đào sâu hơn nữa ở dưới đây.
Bên cạnh đó nếu xét đến cơ chế bảo chứng giá trị của các đồng stablecoin truyền thống khác trên thị trường như đồng stablecoin lớn nhất thị trường – USDT của Tether, thì cứ mỗi USDT được phát hành, đồng này sẽ được ngay lập tức được bảo chứng một phần bằng $1 đồng đô la Mỹ.
Về phía BUSD và USDC – đồng stablecoin đứng thứ hai trên thị trường, cả 2 đồng này đều được bảo chứng toàn phần với tỉ lệ 1:1 so với đồng đô la thật. Như vậy khác biệt lớn nhất giữa UST và các đồng stablecoin truyền thống ở trên nằm ở việc các đồng này neo giá trị ổn định thông qua trị giá tài sản thật là đồng đô la.
Allinstation có một bài viết về phân loại các stablecoin, anh em tham khảo tại đây nhé: Phân loại các đồng stablecoin nổi bật trên thị trường
Về phía LUNA, điểm đáng nói ở đây nằm ở cách thức và số lượng LUNA được tạo ra như thế nào? Nói một cách ngắn gọn, LUNA được tạo ra một cách gần như không có kiểm soát – hay còn có thể gọi là cơ chế mint LUNA thiếu đi sự đồng thuận kiểm soát lạm phát như các dự án khác, về vấn đề này thì Ethereum là một trong những nhà tiên phong cũng như tạo ra sự bền vững của hệ sinh thái từ cơ chế nói trên. Việc thiếu đi cơ chế kiểm soát lạm phát nói trên là cội nguồn điểm yếu chí mạng mà cộng đồng web3 vẫn hay gọi với cái tên “death spiral”.
Tầm quan trọng của phân tích cơ bản
Với việc ôn lại cơ chế của bộ đôi token Terra nói trên, ta có thể đúc kết được insight cốt lõi sau. Giá trị mà LUNA mang trong mình là giá trị của mạng lưới layer 1 Terra, tương tự như biết bao Layer 1 khác trên thị trường. Bên cạnh đó, giá trị của UST lại được bảo trợ bởi LUNA. Vậy nên giá trị mà UST sở hữu, vô hình chung, cũng được bảo trợ bởi giá trị thị trường của LUNA.
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là liệu mô hình kinh doanh của Terra vốn có đủ khả năng để back cho giá trị của 50 tỷ stablecoin thuật toán UST đang lưu hành hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, anh em cần nắm rõ việc giá trị nội tại, cốt lõi lợi nhuận của một dự án Layer 1 đến trực tiếp từ lợi nhuận thu về từ phí gas (gas fee revenue) – đây được coi là blockspace valuation của một mạng lưới.
Có thể thấy giá trị nội tại của Terra tương đối phụ thuộc vào gas fee, vậy mà gas fee của Terra lại tương đối rẻ – điều này vốn có thể giải thích bởi việc blockchain tương đối tập trung với chỉ vỏn vẹn 130 node, mỗi node cần khoảng 13 triệu USD để khởi chạy và vận hành. Chính vì vậy lợi nhuận thu về từ phí gas của Terra vốn không đủ để cung cấp cho Terra đủ mức giá trị nội tại vốn phải có, nói gì đến khả năng bảo trợ cho 50 tỉ UST đang lưu hành.
Bên cạnh đó LUNA sở hữu một tổng cung linh động để phần nào hỗ trợ cho giá trị nội tại kể trên. Tuy nhiên đây lại là một chân trụ thiếu vững chắc trong mô hình hoạt động của Terra bởi trong trường hợp UST rớt giá mạnh, lượng Terra được phát hành liên tục không giới hạn sẽ là góc chết khiến cho giá trị nội tại kể trên thêm phần suy yếu. Với các vấn đề nghiêm trọng trong cơ chế nói trên, có thể thấy UST là một đồng stablecoin vô cùng under-collateralized.
Nói một chút về death spiral, tại thời điểm UST de-peg, trong nỗ lực hấp thụ lượng panic sale khổng lồ đến từ thị trường, 2 góc chết chí mạng đã được nhắc đến bên trên của bộ đôi Terra dual-token mới chính thức lộ rõ.
UST mất peg vô tình tạo ra một arbitrage premium quá lớn – khoản lợi nhuận khổng lồ từ giao dịch chênh lệch giá, các market maker chỉ việc thi nhau mang UST đi đổi ra $1 LUNA rồi bán ra thị trường, ăn chênh lệch. Đến thời điểm này thì lợi nhuận sinh ra từ chênh lệch quá dễ ăn. Việc này cộng hưởng với việc nguồn cung LUNA có thể mint không kiểm soát, và đã tăng liên tục một cách kinh khủng (từ 1 tỉ tăng lên tận 40 tỉ coin trong vài ngày).
Quay lại câu chuyện LUNA là tài sản bảo chứng cho UST, nhận thấy giá trị LUNA liên tục giảm sâu, UST holders ngay lập tức phản ứng và liên tục bán đi UST của mình, khiến cho toàn bộ giá trị của Terra cũng từ đó mà bốc hơi theo. Từ đó mới thấy được tầm quan trọng của phân tích cơ bản (fundamental analysis) – khi mà nó giúp ta giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào những dự án mà token không những thiếu đi giá trị nội tại mà còn mang lại vô vàn rủi ro cho người dùng như LUNA.
Sự nhạy bén cần có trong thị trường
Đầu tiên cần làm rõ nhận định về việc thị trường crypto không phải là một nơi dễ kiếm lợi nhuận. LUNA là một minh chứng quá rõ ràng đi ngược lại mọi nhận định từ trước đến giờ của toàn thị trường về việc các top coin sẽ an toàn hơn khi BTC điều chỉnh và rủi ro bị scam sẽ tương đối là thấp. LUNA đã hoàn toàn gạt bỏ nhận định trên với việc là một đồng coin trong Top 10 vốn hóa với trị giá giảm hơn 99.99% liên tục trong nhiều ngày liền.
Tuy nhiên, với một cú tát thật mạnh từ chính sự kiện này, thị trường đã củng cố cho chúng ta biết về những lầm tưởng mà tất cả nhà đầu tư chúng ta vốn có, đồng thời cho thấy tầm quan trọng của sự nhạy bén đối với thị trường là tối cần thiết để có thể sinh lời.
Cụ thể, tại thời điểm mà Terra cho dừng việc mint tăng tổng cung liên tục của LUNA – tổng cung lưu hành duy trì ở mức 6.9 nghìn tỷ đến thời điểm hiện tại, thì đồng coin này sau một đợt giảm liên tục lại ngay lập tức thể hiện động thái tăng volume giao dịch và giá token ngay lập tức x5 từ đáy. Các bộ óc nhạy bén biết nắm bắt thời cơ thì chỉ cần một lượng vốn xổ số nhỏ cũng đã có thể mang về một khoản lợi nhuận tươi rối từ pha kịp thời bắt đáy kể trên.
Bên cạnh đó, thị trường cũng không ngừng đưa tin về việc các động thái khôi phục Terra không ngừng bị từ chối cũng như sự từ chối đầu tư đến từ các quỹ lớn cho kế hoạch hồi sinh Terra với một LUNA 2.0 cũng là những dấu hiệu để một nhà đầu tư nhạy bén có thể khai thác để mang về lợi nhuận.
Chiến thuật đầu tư đúng đắn và kiểm soát tâm lý tốt
Bên cạnh các bài học về thị trường và dự án, ta cũng có thể đúc kết được một số bài học cho bản thân vốn là các bài học kinh điển nhưng chưa bao giờ lỗi thời trong thị trường crypto này. Đầu tiên phải kể đến bài học về việc quản lý rủi ro – không bao giờ bỏ hết trứng trong cùng 1 giỏ. Như đã phân tích ở trên, những nhận định về rủi ro và an toàn của một dự án cho đến hiện tại hoàn toàn mang tính tương đối, với LUNA là một minh chứng quá rõ ràng cho điều đó.
Đa dạng hóa danh mục, vốn đầu tư là chía khóa quan trọng trong việc dàn trải và giảm rủi ro tài chính cá nhân để tránh một ngày anh em phải lâm vào chịu những thiệt hại đáng tiếc về cả tài chính lẫn tinh thần mà LUNA đã mang lại cho các nhà đầu tư của nó. Bên cạnh đó, cũng có thể nhận thấy việc nghiên cứu và lựa chọn lưu trữ kho tàng giá trị tài chính của bản thân với stablecoin nào cũng là một điều tối quan trọng mà anh em cần phải cân nhắc.
Tham khảo bài viết về chu kỳ tâm lý thị trường của Allinstation tại đây: Tâm lý trong thị trường Crypto và các chỉ báo tâm lý hữu ích
Ngoài ra, việc hạn chế bắt dao rơi khi giá token tụt quá nhanh và mạnh cùng lúc với vô vàn tin xấu của dự án được tung lên thị trường cũng là một điều đáng cân nhắc, khi mà LUNA lao dốc với mức gần như 100% vào 2 ngày liên tiếp. Việc sử dụng đòn bẩy vào lúc thị trường bất ổn kể trên cũng là một vấn đề đáng quan ngại mà anh em cần lưu ý.
Như đã phân tích ở trên về việc sở hữu sự nhạy bén nhất định trong thị trường, việc giá giảm liên tục vốn cùng các tin tức đồng nhất về tình hình dự án có thể được coi là một dấu hiệu để ra quyết định đầu tư cho anh em, tuy nhiên việc lạm dụng đòn bẩy quá tay là một con dao 2 lưỡi. Nhất là khi anh em vô tình short vào lúc LUNA đóng một nến xanh x5 lên tầm giá gần $7.
Với những biện pháp quản lý rủi ro kể trên nếu thực hiện tốt sẽ giúp anh em tránh xa hoàn toàn khỏi tâm lý tuyệt vọng và những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần cũng như tài chính trong quá trình đầu tư.
Lời kết
Sự sụp đổ kinh khủng mà anh em chứng kiến từ Terra xứng đáng được trở thành một case study để anh em và Allinstation cùng khai thác và rút ra những bài học kinh nghiệm đáng học hỏi. Mong rằng anh em đã nhận được những giá trị cô đọng nhất từ bài viết.