Chỉ số RSI trong crypto là gì? Tại sao người mới nên thành thạo sử dụng chỉ số RSI?
Có rất nhiều kỹ năng để xác định bằng cách sử dụng nhiều chỉ số dự báo khác nhau, nhưng RSI là công cụ dễ sử dụng và phổ biến. Anh em trader mới cũng có thể áp dụng được. Dĩ nhiên, chẳng có công cụ, hay chiến lược nào hoàn hảo cả. Tất cả những trading tips tôi chia sẻ trong blog này luôn phải tuân theo các nguyên tắc:
- Quản lý vốn
- Cắt lỗ
Tuy nhiên, nếu anh em có mẹo, có kỹ thuật thì xác xuất để chúng ta thắng khi vào lệnh sẽ luôn cao hơn người chỉ vào lệnh bằng cảm tính.
Chỉ số RSI là gì?
RSI là chỉ số sức mạnh tương đối là một chỉ báo thuộc nhóm động lượng trong phân tích kĩ thuật đo lường độ lớn và tốc độ của các biến động giá. Xác định các vùng quá mua (overbought) và vùng quá bán (oversold). RSI được hiển thị ở dạng đồ thị dao động có giá trị từ 0-100.
*RSI được phát triển bởi J.Welles Wilder trong cuốn sách Khái niệm mới trong Hệ thống giao dịch kỹ thuật năm 1978
Ý nghĩa của RSI
Trên lý thuyết RSI dưới 30 thì mua, hay từ dưới 30 cắt lên thì mua. Hoặc, chạm 70 thì bán, thấy cắt xuống 70 thì bán. Thực ra, người ta nói vậy rất chung chung, anh em cứ áp dụng máy móc như thế không thắng được đâu.
Nếu trade mà dễ vậy lấy đâu ra 80% trader thất bại thị trường coin này. Tôi minh họa cho anh em thấy một vài trường hợp, mà nếu anh em áp dụng máy móc, anh em sẽ thua. Những kịch bản này tôi bịa ra (nhưng có lý) và cũng có kịch bản tôi nghe kể. Ngoài ra, những ví dụ của tôi đa phần là BTC/USDT (sàn BFX).
Đây là một ví dụ, anh em áp dụng chỉ số RSI một cách máy móc, mua khi RSI < 30, vẫn đu đỉnh được:
Trong ví dụ trên, nếu DCA không thành công anh em có thể sẽ cắt lỗ, hoặc anh em trở thành hold bất đắc dĩ. Thực ra sau đó BTC vẫn lên lại 10k2, nhưng trong khoảng thời gian đó, cảm xúc trade sẽ bào mòn tâm trí anh em.
Việc áp dụng kiểu này sẽ còn tệ hơn nếu anh em trade theo cặp alt/btc. Anh em có thể xem ví dụ sau:
Trong hai ví dụ trên, anh em vẫn có thể thoát ra, thậm chí chốt lời nếu quản lý vốn tốt để DCA. Nhưng cái sai nằm ở chỗ chúng ta chọn điểm vào không ngon, nó ảnh hưởng ghê gớm đến tâm lý trade, làm anh em thiếu sáng suốt để có thêm nhiều quyết định sau đó. Cái sai tiếp theo, là anh em không chọn đúng điểm chốt, để rồi từ đang lãi anh em chuyển thành lỗ nặng, từ kẻ thắng lại thành người thua.
Những mẹo tôi sắp trình bày sau đây, mà chính tôi cũng áp dụng, có thể giúp anh em tránh được điều đó. Nhưng để áp dụng được, anh em cần hiểu vài nguyên tắc căn bản với RSI thế này đã.
3 nguyên tắc sống còn khi dùng chỉ số RSI
Tôi không phải chuyên gia gì, tôi chỉ dựa trên kinh nghiệm bản thân, và cố gắng hệ thống lại để trình bày. Anh em có đóng góp hay phản biện gì tôi rất ủng hộ, hãy comment.
RSI có trend line
Các anh em trader mới thường hay để ý trend line của giá, nhưng lại ít để ý đến trend line của RSI.
Với tôi, trend line của RSI có độ chính xác tốt hơn trend line của giá. Giá là sự đồng thuận tạm thời của bên mua và bán tại thời điểm nhất định. RSI bằng bao nhiêu là mức độ chênh lệch tạm thời giữa lực mua và lực bán.
Giá chỉ là thể hiện kết quả bên ngoài của cuộc chiến mua và bán bên trong, còn RSI chính là bản chất hơn thua của cuộc chiến đó.
Vậy nên, bên cạnh việc xem xét trend line của giá (tôi không phủ nhận sự quan trọng của nó nhé), anh em cũng phải xem xét trend line của RSI nữa. Nó giúp anh em dự báo gần đúng điểm hỗ trợ và kháng cự tạm thời.
Vẽ trend line của RSI cũng đơn giản như vẽ trend line của giá (đơn giản hơn). Anh em nối hai đáy trong khung thời gian lựa chọn để tìm đường hỗ trợ, và nối hai đỉnh trong khung thời gian lựa chọn để tìm kháng cự.
Anh em xem hai ví dụ sau:
Anh em thấy đó, chỉ cần một vài đường trend line đơn giản, cũng giúp ích cho anh em rất nhiều trong việc lập kế hoạch vào lệnh. Ít nhất nó cũng cho anh em biết, lực bán hay lực mua sẽ đạt đên đâu.
Dĩ nhiên, vẫn chưa dừng ở đây. Một yếu tố khác mà anh cần chú ý nữa, đó là RSI cũng có mô hình của nó.
RSI có mô hình
Mô hình của RSI thì không phức tạp như mô hình của giá. Các điểm RSI nối lại sẽ tạo thành trend line, và các đường trend line thường tạo thành một vài mô hình thông thường như sau. Những mô hình này không khó gặp, anh em sẽ thấy nó xuất hiện mỗi ngày.
Mô hình tam giác
Ở mô hình tam giác của RSI như thế này, chiến thuật chơi tôi hay áp dụng là mua cao bán cao hơn. Thực ra, tôi cũng cần vol để thẩm định tính đảm bảo của lệnh.
Cụ thể là, khi canh tay tôi sẽ quan sát Vol khi RSI vượt qua kháng cự, tôi mạnh dạn chia vốn vào lệnh. Khi đặt lệnh tự động, tôi để condition của lệnh là: mua tại giá 10k655 nếu giá lớn hơn hoặc bằng 10k650.
Đi theo mô hình Parallel Channel
Tôi rất thường hay áp dụng cái này. Trong trading view có một công cụ gọi là Parallel Channel, anh em có thể thấy nó nằm tại góc trái màn hình, chung với thanh công cụ vẽ trend line:
Cách sử dụng thì tùy trường hợp, ở đây tôi nêu ra hai cách thông thường mà tôi vẫn dùng hằng ngày để trade, thứ nhất là xác định gần đúng đỉnh của RSI bằng đáy có sẵn, thứ hai là xác định gần đúng đáy của RSI bằng đỉnh có sẵn.
Parallel Channel – xác định đỉnh của RSI bằng đáy có sẵn
Thao tác này không khó làm, nhưng để đi được đến điểm D mà chốt, anh em cần lưu ý vài điều. Thứ nhất, phải xác định trend hỗ trợ với 2 hoặc 3 điểm đáy đã có sẵn. Thứ hai, phải xác định đỉnh vừa được tạo trong khung thời gian giữa các đáy. Và thứ ba, đừng chốt hết số tiền đã vào lệnh.
Thông thường tôi chốt 1/2, 1/3. Chốt như vậy nghĩa là cho mình thêm cơ hội để bán được giá tốt hơn. Nếu anh em chốt số tiền hết để an toàn cũng chẳng sao, nhưng như vậy là bỏ qua cơ hội cho mình. Có thể anh em không bán được giá cao hơn (giả dụ không có đỉnh C, D) nhưng anh em vẫn đang trong tâm thế lời, và sẵn sàng chốt nếu gãy trend. Do đó, giữa việc lời ít hơn và cơ hội để lời nhiều hơn thì tôi chọn cơ hội để lời nhiều hơn.
Parallel Channel – Xác định đáy của RSI bằng đỉnh có sẵn
Ví dụ này cơ bản là để anh em xác định đáy, tôi chưa đề cập đến việc anh em vào lệnh để “bắt đáy” khi nào. Việc xác định trước rất quan trọng, anh em sẽ luôn định hướng được giá về đâu để anh em lên kế hoạch quản lý vốn. Trong ví dụ này, tôi kẻ thêm 2 đường màu xanh là trend kháng cự đi lên để ôn lại ý đã nhắc lại bên trên.
Ngoài ra, RSI vẫn còn những mô hình khác nhưng ít xuất hiện hơn. Cá nhân tôi, thường xuyên nhận thấy và sử dụng các mô hình trên để trade hằng ngày. Các ví dụ trong bài thường xuất hiện ở khung thời gian nhỏ (h1, 45, 30m, h4), nhưng nguyên tắc thì vẫn đúng cho những khung giờ khác. Tôi thích trade kiểu lướt sóng mỗi ngày, nên ví dụ của tôi cũng thường nhắc đến những khung giờ nhỏ.
Những lưu ý khác
Trước khi đi vào “tuyệt chiêu” hỗ trợ anh em “bắt đáy” và “bán đỉnh” với RSI, còn vài vấn đề linh tinh tôi muốn gom lại trong mục này.
- Chưa đóng nến thì chưa vội kết luận: điều này xảy ra khi anh em thấy RSI đã vượt lên/cắt xuống trend nhưng cây nến vẫn chưa đóng, thì khi đó anh em cần xem Vol (và một số chỉ báo khác), nếu nó đủ mạnh thì mới đi đến kết luận để chia vốn vào lệnh.
- Chấp nhận mức độ lệnh/nhiễu: Khi kẻ đường trend line, anh em nên phóng to RSI trên tradingview và cố gắng kẻ chính xác nhất có thể, tuy nhiên cần nhớ sự tuyệt đối không có trong thị trường này. Đôi lúc anh em cũng cần chấp nhận một mức độ lệnh/nhiễu ở mức thấp.
- Nên kết hợp với các chỉ số/chỉ báo khác: trong khuôn khổ của một bài viết, khó mà tôi đề cập đến vấn đề này, nhưng sự kết hợp nhiều phân tích, sẽ giúp anh em có được tín hiệu chính xác hơn rất nhiều.
- Luôn đảm bảo nguyên tắc quản lý vốn và cắt lỗ: điều này tôi đã nói ở phần đầu bài viết. Dầu vậy, anh em sẽ “khó lỗ” hơn khi áp dụng những hiểu biết của mình đúng cách.
- Lưu ý: Tôi chỉ thường ví dụ BTC/USD trong các minh họa của mình, mà nhiều anh em đọc xong áp dụng ngay cho alt/usd và alt/btc, nên tôi thấy mình cần nhắc nhở anh em thế này: mọi biến động của các alt đều phụ thuộc nhiều ở BTC, nên những ptkt đối với alt sẽ không thể chính xác nếu anh em không canh BTC. Đặt biệt trong mùa downtrend cả thị trường, BTC xuống 1 thì alt xuống 3.
Áp dụng RSI phân kỳ để phát hiện tín hiệu đảo chiều
Đây là điều mà tôi muốn trình bày nhất và cũng là trọng tâm của vấn đề, tín hiệu phân kỳ có độ chính xác và tin cậy rất cao. Tôi áp dụng rất thường xuyên khi vào lệnh. Bản chất của việc trade là anh em mua cái sắp tăng và bán cái sắp giảm (tôi không đề cập đến margin).
Thế nên, câu hỏi đặt ra là làm sao biết nó sắp tăng hay sắp giảm? Câu trả lời mà tôi muốn trình bày cho anh em biết nằm ở tín hiệu phân kỳ. Anh em có thể đọc thêm ở 2 phần sau: Bắt Đáy Và Bán Đỉnh Với RSI (Phần 2) và Bắt Đáy Và Bán Đỉnh Với RSI (Phần 3)
Cám ơn AllinStation vì bài viết bổ ích.
Bài này từ tháng 4 năm 2023 rồi. 1 năm rồi mà Ad chưa cho ra phần 2 và phần 3 nữa, mong có sớm.
Thanks