Bước chân vào con đường Trading, chắc hẳn không ít anh em sẽ gặp khó khăn khi không hiểu các thuật ngữ mà các trader tiền nhiệm sử dụng và cũng bị “ngợp” khi thấy có rất nhiều lựa chọn khi anh em muốn thực hiện một lệnh.
Chính vì thế, nay hãy cùng Allinstation đi tìm hiểu các loại lệnh đó hoạt động như thế nào, cách sử dụng chúng và những thuật ngữ liên quan nhé!
Giao diện khi vào lệnh
Vì sàn OKX được nhiều anh em crypto trader sử dụng khi giao dịch vì sàn ít quét thanh khoản nên mình sẽ sẽ sử dụng sàn OKX để minh hoạ cho anh em nhé!
Anh em nào chưa có tài khoản OKX thì có thể vào link http://Hulkcrypto.com/go/okx để đăng ký tài khoản ủng hộ HC Capital và nhận được những ưu đãi như tham gia nhóm Private của HC Margin, tham gia event độc quyền giữa HC Capital với sàn và hỗ trợ support liên hệ với sàn trong các vấn đề như nạp/ rút tiền nhé!
Khi bắt đầu thực hiện một lệnh trên sàn OKX (ví dụ Long/Short cặp BTC/USDT), đây là giao diện mà anh em sẽ thấy. Ở đây có 1 số điểm cần lưu ý.

(1): Chế độ lệnh.
Đây là chế độ margin của lệnh. Sẽ có 2 chế độ thường gặp là Cross Margin và Isolated Margin.
- Cross Margin: lượng tiền ký quỹ sẽ được san đều chứ không giới hạn trong 1 lệnh. Ví dụ anh em thực hiện 1 lệnh giá trị 100 USDT với đòn bẩy 10x. Về lý thuyết thì khi giá trị của tài sản biến động 10% thì lệnh của anh em đã -100% tức mất 100 USDT rồi. Nhưng vì sử dụng chế độ Cross Margin nên lệnh đó hoàn toàn có thể -200%, -300% nếu như trong tài khoản Trading của anh em vẫn còn tiền. Lệnh sẽ bị thanh lý khi số tiền trong tài khoản Trading không còn chút nào, phù hợp cho những anh em muốn gồng lệnh có đòn bẩy lớn.
- Isolated Margin: chỉ định 1 lượng tiền ký quỹ nhất định cho 1 vị thế. Nếu lệnh di chuyển xuống dưới mức độ ký quỹ thì lệnh sẽ bị thanh lý. Ví dụ 1 lệnh giá trị 100 USDT với đòn bẩy 10x thì khi giá trị tài sản biến động 10% là lệnh sẽ tự dộng bị thanh lý. Chế độ lệnh này phù hợp cho những người đã xác định được trước số tiền sẵn sàng mất đối với lệnh thực hiện.
(2): Mức đòn bẩy.
Hiểu đơn giản thì đòn bẩy giúp cho kích thước lệnh trở nên lớn hơn, làm cho lợi nhuận thu được lớn hơn, đồng thời cũng chịu nhiều rủi ro hơn. Ví dụ 1 lệnh với đòn bẩy 10x thì giá trị tài sản biến động 1% thôi thì anh em đã lãi được 10% trên số tiền vào lệnh rồi. (Chú ý kích thước lệnh = giá trị lệnh * đòn bẩy).
OKX cho phép người dùng sử dụng đòn bẩy đa dạng đối với từng tài sản khác nhau, ví dụ như BTCUSDTPERP có thể sử dụng đòn bẩy lên tới 125x.
(3) Loại lệnh.
Đối với từng sàn sẽ có những loại lệnh khác nhau phù hợp với nhu cầu của từng người dùng. Cái này mình sẽ đi sâu hơn ở phần bên dưới nhé!
Các loại lệnh thường gặp
Với sàn OKX, anh em có thể chọn 1 trong 5 loại lệnh sau: Limit order, Advanced limit, Market order, TP/SL, Trailing stop và Trigger.

Ở đây có một loại lệnh ẩn khi trade Hợp đồng vĩnh cửu là Trigger mà anh em phải chỉnh trong cài đặt mới có thể hiển thị lên. Anh em làm theo các bước bên dưới trước tiên đã nhé!

Ấn vào dấu “…” tại giao diện vào lệnh, chọn “Settings”.

Ở mục “Postion type” chọn “Long/Short mode”.
Giờ thì đã hiển thị đầy đủ các chế độ lệnh rồi, cùng mình tìm hiểu cách loại này này là gì và cách sử dụng thôi!
Limit order

(1) Giá vào lệnh: giá của tài sản mà anh em chờ để vào (mọi người hay gọi là entry đó). Lệnh sẽ được kích hoạt khi giá của tài sản chạm đến mức giá đã đặt.
(2) BBO: viết tắt của Best-bid-offer. Sử dụng khi anh em muốn thực hiện lệnh của mình càng sớm càng tốt bằng cách ấn vào BBO tức là Giá chào tốt nhất. Như vậy sẽ không cần phải điền giá vào lệnh nữa (mình thấy lệnh này tương đối giống lệnh Market).
(3) Số lượng tiền vào lệnh: là bạn muốn vào lệnh giá trị bao nhiêu thì điền vào đây. Thường thì mọi người sẽ sử dụng giá dựa theo tài sản còn lại là stablecoin (trong ảnh sẽ là USDT) thì chỉ việc ấn vào chỗ “BTC” để chọn sang “USDT”.
(4) Reduce-only: là lệnh chỉ cho phép giảm vị thế, để đảm bảo vị thế của người dùng không bao giờ tăng một cách không chủ đích khi có các vị thế khác được mở.
(5) TP/SL: là lệnh đặt Take Profit (Chốt lời) hoặc Stop Loss (Cắt lỗ). Nếu anh em không sử dụng tính năng này thì sẽ phải chốt lệnh thủ công và đôi khi không đảm bảo được mức giá chốt lệnh mong muốn.
Sau khi điền thông tin lệnh xong thì việc còn lại chỉ là chọn Buy (Long) nếu như anh em dự rằng giá trị tài sản sẽ đi lên hoặc chọn Sell (Short) trong trường hợp ngược lại.
Advanced limit

Ở đây anh em có thể chọn giữa 3 loại là Post Only, Fill or Kill hoặc Immediate or Cancel. Về thông tin điền vào lệnh thì vẫn tương tự lệnh Limit order ở trên, tuy nhiên anh em cần chú ý những điểm sau vì mỗi loại lệnh lại là một kiểu khác nhau.
Post Only
Post Only hay còn gọi là lệnh “chỉ đăng”, đảm bảo rằng lệnh của anh em chỉ được đưa lên sổ lệnh khi mà không có lệnh nào với GIÁ VÀO LỆNH giống như của anh em đang có sẵn trên sổ lệnh. Như vậy thì vị trí của anh em đang là Maker (người tạo lệnh, tạo thanh khoản cho sổ lệnh) chứ không phải Taker (người lấy đi thanh khoản trong sổ lệnh) và có thể được hưởng lợi vì phí giao dịch của Maker thường thấp hơn phí giao dịch của Taker.
Ví dụ anh em muốn Long BTC giá $17,000 nhưng khi trong sổ lệnh của OKX đã có sẵn các vị thế Long ở giá 17,000 rồi nên lệnh của bạn sẽ bị huỷ.
Fill or Kill
Lệnh “lấp đầy hoặc huỷ” này sẽ được thực hiện khi mà có đủ thanh khoản để lấp đầy vị thế của anh em, nếu không thì lệnh sẽ tự động bị huỷ.
Ví dụ anh em muốn Long 2 BTC giá $17,000 nhưng trên sổ lệnh không đủ thanh khoản để lấp đầy 2 BTC vị thế của anh em -> lệnh sẽ bị huỷ.
Immediate or Cancel
Lệnh “ngay lập tức hoặc huỷ bỏ” đúng như cái tên, nếu một phần hoặc toàn bộ lệnh không được lấp đầy ngay sau khi đặt lệnh thì lệnh sẽ tự động bị huỷ.
Market order

Lệnh này đơn giản dễ hiểu cho anh em nào không muốn điền quá nhiều thông tin lệnh. Anh em chỉ việc điền số tiền vào lệnh rồi thực hiện, vị thế này sẽ có giá vào lệnh là mức giá thị trường tại thời điểm anh em đặt lệnh (tức mức giá mua hoặc bán gần nhất).
TP/SL
Loại lệnh này còn có tên gọi khác là Lệnh dừng hay Stop order trên các sàn khác. Đối với loại lệnh này sẽ có 2 lựa chọn nâng cao hơn tuỳ nhu cầu sử dụng của anh em, đó là Conditional và OCO. Mình sẽ giới thiệu cả 2 loại cho anh em. Sự khác biệt chính của 2 loại này là lệnh Conditional sẽ có 1 mức giá kích hoạt, còn lệnh OCO thì có 2 mức giá kích hoạt.
Conditional

(1) Giá kích hoạt: đây là mức giá một khi tài sản chạm tới thì sẽ kích hoạt các điều kiện được cài đặt từ trước.
(2) Loại giá: ở đây anh em có thể chọn mức giá sẽ kích hoạt là Last (Giá cuối), Mark (Giá đánh dấu) hoặc Index (Giá chỉ số).
*Giá cuối cùng (Last price) sử dụng giá thị trường gần đây nhất, Giá chỉ số (Index price) lấy giá trị trung bình trên OKX và các sàn giao dịch hàng đầu khác và Giá đánh dấu (Mark price) sử dụng giá chỉ số với đường trung bình động kết hợp.
(3) Giá vào lệnh: một khi tài sản chạm tới giá kích hoạt, lệnh sẽ được thực hiện ở mức giá này.
Khó hiểu thì đọc ví dụ này nhé. Ví dụ anh em đã mua BTC ở giá $17,000. Anh em sợ rằng khi giá đạt lên $18,000 mà không có thanh khoản để chốt lệnh ở $18,000 nên anh em sẽ bán ở mức giá $17,950. Vậy là anh em đặt Trigger price $18,000, Order price $17,950 và ấn Sell. Như vậy anh em sẽ có thể đóng vị thế như mong muốn rồi.
OCO
Lệnh OCO viết tắt của One-Cancels-the-Other tức lệnh huỷ bỏ lẫn nhau. Ý nghĩa của cái tên này là vì lệnh sẽ có 2 điều kiện hay 2 mức giá kích hoạt, khi 1 trong 2 điều kiện được kích hoạt thì điều kiện còn lại sẽ tự động bị huỷ.

Về giao diện thì lệnh tương đối giống với lệnh Conditional ở trên, tuy nhiên ở đây có 2 mức giá kích hoạt là “TP trigger” và “SL trigger”.
Khác biệt ở đây là lệnh này có thể dùng để anh em vừa thực hiện chốt lời hoặc thực hiện cắt lỗ khi một trong hai điều kiện được thoả mãn. Rất phù hợp để sử dụng đối với các tài sản có độ biến động cao theo nhiều hướng trong khoảng thời gian ngắn.
Ví dụ anh em đã mua BTC ở giá $17,000 và muốn chốt lời tại $17,950 khi giá chạm $18,000 hoặc cắt lỗ ở $16,000 khi giá chạm $16,050. Anh em chỉ cần điền các thông số sau:
- TP Trigger: 18,000
- TP order: 17,950
- SL Trigger: $16,050
- SL order: $16,000
Trailing stop
Đây là loại lệnh cho phép anh em tối ưu hoá và bảo vệ phần lời của mình. Đối với lệnh Long, lệnh Trailing stop sẽ được cài ở dưới mức giá hiện tại, ngược lại đối với lệnh Short.

(1) Loại biến động: ở đây lệnh Trailing stop cho phép anh em quản lý biến động giá của tài sản theo % tăng giảm (Percentage) hoặc giá trị tăng giảm (Constant).
(2) Biến động: là mức biến động để lệnh được kích hoạt, có thể là % hoặc giá trị biến số.
(3) Số lượng: dùng khi anh em chỉ muốn chốt 1 phần lệnh.
(4) Giá kích hoạt (tuỳ chọn): mức giá mà anh em muốn hệ thống bắt đầu thực hiện lệnh Trailing stop. Nếu không điền gì thì lệnh sẽ được kích hoạt ngay sau khi được đặt.
Nghe phức tạp quá, xem ví dụ là dễ hiểu ngay. Giả sử anh em đã mua 1 BTC ở giá $17,000 và dự mức giá này tăng nữa nhưng lại không có thời gian để mà theo dõi sát lệnh để thực hiện chốt lời. Trong đầu anh em muốn chốt lệnh ngay nếu như giá biến động đột ngột 500 giá, anh em đặt 1 lệnh Sell Trailing stop với lựa chọn Constant 500. Như vậy nếu giả sử giá tăng vọt lên $19,000 rồi giảm ngay lập tức xuống $18,500 thì anh em đã chốt được lệnh. Nếu giá vọt lên tận $20,000 thì lệnh bán sẽ được kích hoạt khi giá về $19,500.
Lệnh này còn có thể được sử dụng để anh em mua 1 tài sản ở mức giá vừa ý hơn. Giả dụ anh em dự là nếu giá tụt xuống dưới $16,000 rồi đảo chiều tăng 5% thì là giá sẽ tiếp tục tăng cao hơn và muốn vào lệnh, anh hãy đặt 1 lệnh Buy Trailing stop với lựa chọn Percentage 5%. Như vậy khi giá xuống $16,000 và đảo chiều 5% thì lệnh của anh đã được kích hoạt.
Trigger

Ở đây giao diện vào lệnh không khác gì loại lệnh TP/SL Conditional ở trên. Thực tế đúng là vậy, cách vào lệnh của Trigger y hệt với loại lệnh TP/SL Conditional ở trên nhưng đối với một vài sàn thì cái tên bị thay đổi. Tuy nhiên cơ chế vẫn giống nhau nên anh em thấy tiện cái nào hơn thì cứ dùng nhé!
Các thuật ngữ liên quan
Sau khi đặt lệnh và lệnh của anh em được khớp, anh em sẽ bắt gặp một số thuật ngữ gây khó hiểu. Để Allinstation giải thích cho anh em nhé!
- Số dư ví: Số tiền nạp vào – Số tiền rút ra + PnL đã thực hiện.
- PnL thực hiện: Tổng PnL của các vị thế đã đóng – Tổng phí vào lệnh – Tổng phí Funding.
- Số tiền ký quỹ của các lệnh đang mở: tất cả các khoản tiền bị “giam lại” của các lệnh đang mở.
- Số dư có sẵn: Số dư trên ví – Số tiền ký quỹ của vị thế Isolated – Số tiền ký quỹ ban đầu của các vị trí ký quỹ Cross – Tài sản cố định của các lệnh đang mở.
- Số dư tài sản ròng: Nguồn vốn có sẵn để chuyển giao tài sản sang các ví khác và mở các vị thế mới.
- PnL chưa thực hiện: tổng của tất cả các khoản lãi và lỗ chưa chốt.
Tổng kết
Trên đây là các lệnh mà anh em thường gặp khi tham gia giao dịch trên các sàn CEX. Dù bài viết nói về các lệnh khi trade nhưng đối với nhiều sàn giao dịch thì họ cũng hỗ trợ những loại lệnh này trong cả giao dịch Spot, vậy nên anh em chỉ cần hiểu cơ chế hoạt động của các lệnh này thì ở trên sàn nào cũng có thể sử dụng được để phù hợp với nhu cầu của bản thân nhé!
Anh em tham gia các kênh thông tin của chúng mình để thảo luận và bắt kịp những diễn biến mới nhất của thị trường nhé:
– HC Capital Channel | HC Capital Group Chat
– HC Research Channel | HC Research Group Chat
– Margin HC Channel | Margin HC Group Chat
– HC Gem Alerts | HC Gem Alerts Chat
Muốn nhận tin tức sớm nhất về thị trường và các dự án? Anh em hãy tham gia tại đây nhé.