Khi tham gia vào thị trường crypto, chắc hẳn anh em không hề xa lạ với ADA – token native của hệ sinh thái Cardano, hiện đang đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng vốn hóa thị trường Coinmarketcap. Cardano là một trong những anh cả của thị trường crypto khi được phát triển bởi đồng sáng lập Ethereum vào năm 2015 cho đến khi chính thức launch vào năm 2017 nhưng thời điểm gần đây không còn được nhắc đến nhiều nữa.
Tuy nhiên vào tháng 9/2021, hệ sinh thái Cardano đã ra mắt bản cập nhật Gougen giúp các dApp có thể hoạt động trên mạng lưới Cardano. Từ sau khi ra mắt bản cập nhật này đến nay, số lượng Dapp trên Cardano đã tăng từ con số 50 lên đến khoảng xấp xỉ 500 dự án.
Để giúp anh em bắt kịp tiềm năng tăng trưởng của hệ sinh thái Cardano nói chung, Allinstation sẽ mang đến cho anh em những thông tin tổng quan về hệ sinh thái Cardano cũng như tiềm năng trong hệ.
Cardano là gì?
Cardano (ADA) là một blockchain phân quyền, mã nguồn mở, theo cơ chế PoS (proof-of-stake) cho phép các nhà phát triển có thể tạo hợp đồng thông minh (smart contract) trên mạng lưới để triển khai các ứng dụng mà không cần phải lo lắng nhiều về vấn đề bảo mật và mở rộng.
Giao diện website dự án: https://cardano.org/
Cardano blockchain được thành lập vào năm 2015 bởi Charles Hoskinson – đồng sáng lập Ethereum và BitShares. Vào năm 2017, Cardano đã thành công gọi vốn thông qua ICO được 60 triệu đô – con số cho thấy cộng đồng đặt niềm tin rất lớn vào Cardano.
Điểm nổi bật của Cardano
- Cardano là tổ chức có tầm nhìn tập trung vào ứng dụng thực ở ngoài đời hơn trong không gian blockchain và DeFi. Bên cạnh đó, số lượng token được staking chiếm 70% cung lưu thông, thể hiện được sự tin tưởng của cộng đồng vào tương lai của Cardano.
- Cơ chế Ouroboros Praos
Đây là cơ chế đầu tiên được đánh giá ngang hàng và có độ bảo mật độc lập được kiểm toán, xác minh bởi các bên thứ ba. Nó sử dụng các nhóm staking do ADA cung cấp để hỗ trợ mạng.
- Bộ tổ hợp hard fork
Được thiết kế cho blockchain Cardano, bộ tổ hợp hard fork (HFC) có thiết kế cho phép cập nhật hard fork suôn sẻ mà không bị gián đoạn bởi hệ thống hoặc khởi động lại. Nó thực hiện điều này bằng cách kết hợp các khối trước và sau phân nhánh trong giai đoạn chuyển tiếp. Điều này giúp ngăn chặn sự phân tách chuỗi từng gây khó khăn cho mạng Bitcoin và Ethereum. => khắc phục những điểm yếu của Bitcoin và Ethereum
- Ngôn ngữ lập trình Plutus và Marlowe
Cardano chủ yếu sử dụng ngôn ngữ lập trình Plutus được tối ưu hóa cho các hợp đồng thông minh. Mã của nó cũng có thể sử dụng để cung cấp năng lượng cho cả các chức năng trong chuỗi và ngoài chuỗi. Marlowe là một ngôn ngữ lập trình bổ sung cho người dùng không phải là lập trình viên. Nó được thiết kế để hỗ trợ tất cả người dùng tạo và thử nghiệm các hợp đồng thông minh mà không cần phải học các ngôn ngữ mã hóa phức tạp, giúp tăng khả năng tiếp cận của hệ sinh thái đến với người dùng.
Backers và đối tác
Cardano sở hữu 3 đối tác chiến lược chính: Cardano Foundation, Emurgo và IOHK. Ba tổ chức này đã support Cardano từ giai đoạn đầu cho đến thời điểm hiện tại.
Trong đó, Cardano Foundation là một cơ quan tiêu chuẩn độc lập giám sát sự phát triển của Cardano và hệ sinh thái Cardano. Với tư cách là người giám sát pháp lý của giao thức và là chủ sở hữu của thương hiệu Cardano, nó hoạt động để thúc đẩy việc áp dụng và quan hệ đối tác, phát triển cộng đồng Cardano trên toàn cầu, định hình luật pháp và các tiêu chuẩn thương mại, đồng thời đảm bảo trách nhiệm giải trình của các bên liên quan ở mọi cấp độ. Emurgo và IOHK cũng hỗ trợ hệ sinh thái Cardano về công nghệ và tài chính.
Ngoài ra, cộng đồng còn biết đến Cardano nhiều qua Charles Hoskinson, ông là đồng sáng lập Ethereum và đã tách ra phát triển Cardano từ 2015.
Roadmap
Cardano đề ra 5 giai đoạn cho roadmap của họ và được chia theo mốc thời gian sau:
- 9/2017: Bryon – Giai đoạn nền tảng: Đây là giai đoạn mạng lưới giao dịch Proof of Stake (PoS) được phát triển, cho phép ADA token có thể được giao dịch và lưu trữ. Đây cũng là giai đoạn IOHK ra mắt ví Daedalus và Emurgo ra mắt ví Yoroi, tính đến thời điểm hiện tại, đây cũng là hai ví được sử dụng nhiều nhất ở hệ sinh thái Cardano.
- 7/2020: Shelly – Giai đoạn phi tập trung: Đây là giai đoạn Cardano bắt đầu phi tập trung hóa mạng lưới của mình bằng cách cho phép nhiều cá nhân và tổ chức có thể staking ADA để trở thành Validator, điều này sẽ giúp mạng lưới Cardano tăng tính bảo mật và tiếp cận được với nhiều người dùng hơn.
- 9/2021: Goguen – Giai đoạn Smart Contract: Đây là giai đoạn hiện tại của Cardano, Cardano dự định sẽ phát triển và ra mắt Smart contract cho phép các dApp có thể hoạt động trên mạng lưới Cardano.
- Đang diễn ra: Basho – Giai đoạn mở rộng quy mô: Trong giai đoạn này, Cardano sẽ giới thiệu mạng lưới sidechain với cơ chế sharding để mở rộng dung lượng mạng lưới mà không ảnh hưởng đến yếu tố bảo mật.
Hiện Cardano đang hoạt động tích cực trong giai đoạn này.
- Tương lai: Voltaire – Giai đoạn quản trị phi tập trung: Trong giai đoạn này, cơ chế quản trị phi tập trung sẽ được áp dụng. Bất kỳ người dùng nắm giữ ADA đều được tham gia đề xuất và biểu quyết đối những đề xuất từ cộng đồng.
Thông tin về token Cardano (ADA)
- Ticker: ADA.
- Blockchain: Cardano.
- Contract: 0x3EE2200Efb3400fAbB9AacF31297cBdD1d435D47
- Block time: 20 giây.
- Marketcap: $45.6 tỷ.
- Rank: #6.
- Giá ATH: $3.09 (2/9/2021).
- Giá ATL: $0.017 (1/10/2017).
- Transaction Time: 250 TPS.
- Total Supply: 45,000,000,000 ADA.
- Circulating Supply: 32,140,000,000 ADA.
Use cases của token Cardano (ADA)
Giống như ETH trong mạng Ethereum, ADA trong mạng Cardano có 5 mục đích sử dụng như sau:
- Phần thưởng: ADA coin dùng làm phần thưởng khối cho các node trong mạng lưới khi Cardano bắt đầu kích hoạt chức năng này ở testnet Shelly thông qua Staking.
- Staking: Người dùng có thể lấy ADA coin đi stake thông qua các pool staking và sẽ được chia thưởng khi node tạo ra block mới.
- Thanh toán: Trong tương lai, đồng coin ADA có thể được dùng để thanh toán chi phí khi người dùng phát hành tài sản (UIA) trên nền tảng của Cardano.
- Tiền tệ: ADA còn được dùng như một loại tiền tệ (medium of exchange).
- Phí giao dịch trên Cardano Blockchain: Coin ADA được dùng để thanh toán phí giao dịch trong mạng lưới của Cardano.
Tổng quan về hệ sinh thái Cardano
- Trong giai đoạn T5/2021, Cardano đã công bố và mở rộng thêm rất nhiều khoản tài trợ từ 3 quỹ trên Cardano là Emurgo, Project Catalyst và cFund. Mỗi chương trình với mỗi nhiệm vụ riêng nhưng cùng hướng tới sự phát triển chung cho hệ sinh thái Cardano, đến nay đã hỗ trợ và kích thích sự phát triển của nhiều dự án.
- Trước tháng 09/2021, khi giai đoạn Gougen chưa được tiến hành, nhiều dự án có tầm nhìn phát triển trên hệ sinh thái Cardano chưa thể ra mắt sản phẩm hoặc phải sử dụng mạng lưới Ethereum để thay thế do các Dapp chưa thể hoạt động trên Cardano.
- Tuy nhiên, vào 12/09/2021, bản cập nhật lớn chính thức cho phép smart contract được cập nhật trên Mainnet, khiến các Dapp hoạt động trên Cardano. Từ đó đến nay, hệ sinh thái Cardano đang phát triển nhanh chóng. Hệ sinh thái Cardano có rất nhiều ứng dụng và tiện ích, bao gồm: các giao thức cho vay và truy vấn, ví, dịch vụ thanh toán, stablecoin và tài sản tổng hợp với số lượng Dapp đang hiện động ước tính xấp xỉ con số 500.
Có thể nói rằng hệ sinh thái Cardano hiện nay đã lấp đầy tất cả các mảnh ghép. Nếu như có hướng đi phát triển hợp lý, Cardano hoàn toàn có thể tạo ra một hệ sinh thái không thua kém Fantom hay Avalanche ở thời điểm hiện tại.
Các mảnh ghép trên hệ sinh thái Cardano
DeFi
Các mảnh ghép về thanh khoản DeFi như DEX, stablecoins, lending, yield đã có rất nhiều dự án mới được triển khai bên trong.
DEX
DEX (Liquidity) là một trong những mảng quan trọng giúp duy trì và giữ dòng tiền ở trong hệ sinh thái của dự án. Từ đó cũng tạo tiền đề cho sự phát triển của những dự án thuộc layer cao hơn, phát triển không gian DeFi.
Một vài dự án tiềm năng trong hệ sinh thái Cardano có thể kể đến như Minswap, Sundaeswap, Maladex (trước đây gọi là Daemon Exchange).
- Muesli Swap: DEX đầu tiên ra mắt mainnet
- Sundaeswap: DEX sở hữu nhiều follow nhất trên HST Cardano với hơn 240k followers. Hiện nó đang chạy thử testnet trước khi ra mắt mainnet
- Minswap: DEX đang chạy testnet
Lending
Một số ứng dụng lending nổi bật của Cardano có thể kể đến như:
- Aada: Nền tảng là một giao thức cho vay phi tập trung trên Cardano cho phép gửi tài sản để kiếm lãi hoặc vay tài sản. Hiện tại, Aada đang thành lập một tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) và phí nền tảng sẽ được phân bổ cho những người sở hữu token AADA.
- Liqwid: Là một protocol cho vay không lưu ký sử dụng thuật toán dựa trên Cardano, được xây dựng dành cho người cho vay, người đi vay và nhà phát triển. Nền tảng xây dựng marketplace phi tập trung cho cả người đi vay và người cho vay để họ có thể dễ dàng tương tác thông qua việc cung cấp nguồn tiền.
- MELD: Nền tảng là một protocol ngân hàng, không lưu ký, DeFi của Cardano, chủ yếu cung cấp các dịch vụ vay và cho vay. MELD cũng dùng mô hình Initial Stake Pool Offering (ISPO), hy vọng người dùng tham gia vào ISPO có thể stake ADA vào MELD staking pool để nhận token MELD.
Wallet
Kể từ giữa 2021, số lượng ví lưu trữ trên ADA đã tăng đáng kể, đây có thể là dấu hiệu cho thấy nhu cầu lưu trữ và sử dụng ADA có xu hướng tăng. Bản thân các ví cũng là cầu nối giúp người dùng có thể mua ADA từ các sàn tập trung CEX từ đó chuyển qua ví để sử dụng trong hệ sinh thái. Sự phát triển của các ví tạo động lực lớn giúp Cardano thu hút thêm người dùng tham gia.
- Daedalus: là một nền tảng ví dành riêng cho đồng Cardano coin do chính đội ngũ phát triển của dự án Cardano tạo ra và trực tiếp hỗ trợ. Ví Daedalus là một loại ví mã nguồn mở chạy trên giao thức của Cardano và tham gia trực tiếp vào mạng lưới Cardano, cho phép người dùng quản lý số dư ADA một cách dễ dàng, tiện dụng và bảo mật an toàn.
- Yoroi Wallet: sản phẩm mà Cardano kết hợp với EMURGO – ví native của hệ sinh thái.
- GeroWallet, một dự án DeFi Station với sản phẩm chính là ví lưu trữ cryptocurrency. Bên cạnh đó, GeroWallet cũng sẽ tích hợp môt số tính năng như Swap, Staking và Synthetic Asset.
- AdaLite (trước đây gọi là CardanoLite) cũng là một ví lưu trữ Web bảo mật của Cardano được phát triển bởi Vaccumlabs.
NFT & Gaming
NFT và Gaming trên hệ đã phát triển một cách thần kỳ từ 9 dự án lên đến khoảng 250 dự án. Nếu anh em theo dõi các cộng đồng Cardano sẽ thấy NFT là một trong những keyword hot nhất trong năm 2021 với hàng trăm lượt chia sẻ về keyword này mỗi ngày. Điều này chứng tỏ rằng NFT đang rất được cộng đồng thích thú trên Cardano.
Một vài dự án NFT nổi bật trên Cardano như:
- ADAZOO: NFT của ADAZOO là token LACIE, chỉ những ai có LACIE mới đủ điều kiện tham gia trò chơi. Người chơi có thể nhận được nhiều phần thưởng LACIE hơn và có thể liên tục nâng cấp nhân vật của mình trong trò chơi.
- Bondly: Thị trường NFT dành cho thể thao, âm nhạc, esport và đồ sưu tầm. Bondly cũng có các sản phẩm như nền tảng trao đổi NFT NFTSwap và cổng thương mại điện tử hỗ trợ DeFi BProtect.
- CardanoSpace: Người dùng có thể sở hữu một vị trí trên website CardanoSpace của họ. Website là một grid 100×100, mỗi ô trong grid là một NFT và người nắm giữ NFT có thể quyết định hình ảnh và nội dung được hiển thị trong đó và có thể thêm một link URL.
- CardanoTales: CardanoTales là một nền tảng trò chơi nhập vai (Role Playing Game – RPG) kết hợp blockchain trên Cardano. Người chơi có thể khám phá trong mê cung (BlockCave). Các vật phẩm và nhân vật trong trò chơi được token hóa thành Cardano NFT (CNFT).
Bridges
Bridge rất quan trọng với những hệ sinh thái mới, chúng sẽ đóng vai trò như một cầu nối cho phép dòng tiền có thể dễ dàng luân chuyển giữa các hệ sinh thái, thông thường sẽ là các hệ sinh thái lớn sang các hệ sinh thái nhỏ hơn.
Cardano và Nervos blockchain hợp tác phát triển cầu nối giữa hai mạng lưới.Tuy nhiên, việc liên kết với Nervos blockchain thực sự không mang lại nhiều giá trị cho hai nền tảng. Bởi vì vốn hóa của thị trường DeFi chủ yếu vẫn đến từ hệ sinh thái Ethereum và các sàn CEX.
Đầu tháng 12/2021, Singularity đã có động thái đầu tiên giúp chuyển AGIX token từ Ethereum sang Cardano dưới dạng Testnet. Điều này mở ra tia hi vọng giúp nhiều tài sản khác có thể dễ dàng được sử dụng trên mạng Cardano như cách hệ BSC đang làm để thu hút tài sản về hệ BSC. Ardana – DeFi hub trên Cardano cũng đã thông báo đang phát triển cầu nối giúp luân chuyển tài sản từ hệ Near sang.
Nhận định tổng quan về hệ sinh thái Cardano
Nếu xét về số lượng và danh mục các Dapp có mặt trên hệ, có thể nói rằng Hệ sinh thái Cardano có đầy đủ các mảnh ghép cũng như sở hữu số lượng Dapp tương đối lớn với một hệ sinh thái non trẻ. Tuy nhiên, hệ sinh thái này cũng còn nhiều thiếu sót.
- Chưa có dự án nổi bật, tạo được tiếng vang lớn trong hệ sinh thái cũng như đối với toàn thị trường crypto
- Chưa có bridges với các hệ sinh thái khác.
- Không tích hợp EVM (Máy ảo Ethereum), khiến các dự án trên Ethereum không thể dễ dàng cross-chain sang Cardano.
Định hướng mở rộng quy mô của Cardano trong năm 2022
Cardano cam kết sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề nan giải về blockchain cổ điển: khả năng mở rộng, bảo mật và phân quyền (DAO), bên cạnh đó tiếp tục thúc đẩy cộng đồng và thiết lập quan hệ đối tác với những dự án và hệ sinh thái khác.
Giải pháp on-chain:
- Tăng kích thước khối:
Khối càng lớn thì càng có nhiều giao dịch. Kích thước khối gần đây đã tăng 8KB lên 72KB (tăng 12,5%); các mức tăng thêm sẽ được áp dụng theo thời gian dựa trên việc giám sát hệ thống đang diễn ra và tình trạng mạng tổng thể.
- Pipelining:
Cải thiện thời gian lan truyền khối, mục tiêu là để các khối được truyền tải tới ít nhất 95% đối tượng ngang hàng trong vòng năm giây bằng cách giảm ‘thời gian chết’ giữa các khối (chi phí truyền khối).
- Cải thiện tính nhất quán của thời gian lan truyền khối và cho phép tỷ lệ giao dịch cao hơn.
Bên cạnh đó, dự án còn có các giải pháp công nghệ khác khiến HST nhanh hơn, bảo mật, an toàn và thân thiện với các developers.
Giải pháp off-chain
- Ra mắt các Sidechains: Một sidechain là một chuỗi khối riêng biệt được kết nối với một chuỗi khối chính (chuỗi ‘chính’, còn được gọi là chuỗi mẹ), thông qua cơ chế hai chiều (‘cầu nối’) cho phép token và các tài sản kỹ thuật số khác từ một chuỗi được được sử dụng trong một chuỗi khác và kết quả trả về chuỗi ban đầu. Tài sản có thể được di chuyển giữa các chuỗi khi cần thiết. Các EVM sắp có mặt tại Cardano trong tương lai.
- Tính toán ngoài chuỗi (Off-chain computing): Giảm tải một số tính toán giúp thúc đẩy hiệu quả mạng on-chain cao hơn. Các giao dịch xảy ra bên ngoài chính blockchain nhưng sẽ nhanh chóng, giá rẻ thông qua mô hình ủy thác.
- Tổng hợp đa chữ ký nhanh chóng và hiệu quả mà không ảnh hưởng đến các tính năng bảo mật.
=> Thông qua các giải pháp này, hệ sinh thái sẽ nhanh hơn, mạnh mẽ hơn và tương thích được với các hệ sinh thái khác trong tương lai.
Tổng kết
Xét về tiềm lực và cộng đồng ủng hộ, hệ sinh thái Cardano không thua kém bất kỳ hệ nào, thậm chí có phần nhỉnh hơn. Tuy nhiên, để Cardano có thể bắt kịp các hệ khác về dòng tiền DeFi, Cardano cần phải tăng tốc hơn nữa. Đặc biệt, dự án nên tìm cách hợp tác với các dự án có tiềm lực lớn thay vì xây dựng lại từ đầu như bây giờ cũng như tìm ra các giải pháp cross-chain để mang những dự án đó đến với hệ sinh thái Cardano.
Cardano vẫn đang phát triển đều, tuy nhiên lại chú trọng nhiều hơn về các hoạt động xã hội mà chưa chú ý quá nhiều vào DeFi và thị trường cryptocurrency. Với tiền đề ra mắt smart contract trên mainnet, mong rằng năm 2022 chúng ta sẽ chứng kiến sự bùng nổ của hệ sinh thái mới này.
Muốn nhận tin tức sớm nhất về thị trường và các dự án? Anh em hãy tham gia tại đây nhé.