Theo Phó chủ tịch Nghị viện Châu Âu Eva Kaili, để có thể quản lý DeFi thì cần phải xác định nó có phi tập trung hay không.
Eva Kaili
Đồng thời, theo lời của Eva Kaili thì hầu hết nền tảng DeFi đều không hẳn là phi tập trung. Điều này dẫn tới mọi người cần có cơ chế quản lý phù hợp nhất cho những đặc tính bên trong của mảng mới nổi này.
Cụ thể tại hội nghị Kinh tế Thế giới WEF Davos 2022, Kaili cho biết “Hầu hết dự án DeFi đều cho rằng họ phi tập trung. Tuy nhiên thực tế là điều ngược lại”.
More pictures from #Davos2022 Blockchain Hub. @alex_fazel mentioned that he is very bullish on the opportunities DeFi provides for people in developing economies. Are you ready for data monetization led by Web3? #Davos2022 #CTDavos pic.twitter.com/rWfYSTHpmP
— Cointelegraph (@Cointelegraph) May 23, 2022
Bà cũng cho biết thêm:
“Chúng ta cần có cơ chế an toàn để hiểu rằng ai là nhà phát triển, ai điều khiển các dự án, chìa khoá của nó là gì, nếu có ai đó điều chỉnh code thì quyền tài phán đối với họ ở đâu. Chúng ta cần làm rõ cách nó hoạt động. Việc này sẽ không dễ dàng. Đây là một thử thách khó khăn và chúng ta cần thấy lợi ích của DeFi là gì và đảm bảo chúng ta có cơ chế quản lý thông minh hiệu quả.”
Kaili là thành viên Nghị viện Châu Âu kể từ 2014. Bà từng ủng hộ BTC và công nghệ blockchain trong một thời gian. Đồng thời Kaili cũng cho biết blockchain mang cho chúng ta các công cụ để cải thiện hệ thống ổn định và tin cậy hơn.
Những nghi vấn về cấu trúc quản trị DeFi không phải là thứ gì mới. Theo CEO Blockstream Samson Mow, hầu hết dự án DeFi được quản trị bởi tổ chức có thể điều chỉnh giao thức của họ tuỳ ý.
Mặc dù Kaili đặt nghi vấn liệu các dự án DeFi có thật sự phi tập trung. Cô ấy có vẻ đã mở rộng sự hiểu biết của mình về ngành này. Theo một báo cáo vào tháng 4 của Uỷ ban Châu Âu đã định nghĩa DeFi là “hình thức phát triển mới của bên tài chính trung gian tự động”. Báo cáo cũng đề cập đến việc các nhà lập pháp Châu Âu nên suy nghĩ về cách tiếp cận mảng này.