EMA là gì?
Đường EMA (Exponential Moving Average) được gọi là đường trung bình động luỹ thừa. EMA là công cụ chỉ báo phản ánh sự biến động của giá được tính theo cấp số nhân. Chỉ báo này dùng để tạo tín hiệu mua, bán dựa trên giao thoa và phân kỳ so với mức giá trung bình ở quá khứ.
Đặc điểm của EMA
EMA gồm các đặc điểm chính như sau:
- EMA sẽ trở thành 1 cản động, do đường EMA sẽ di chuyển theo đường giá, nghĩa là giá đi đâu đường EMA sẽ đi theo đó.
- EMA sẽ trở thành các vùng kháng cự, hỗ trợ động. Từ đó anh em có thể xác định được điểm vào lệnh, điểm dừng lỗ và điểm chốt lời.
- Xác định xu hướng giá.
Nên sử dụng đường EMA nào?
Không có đường EMA nào đúng và chính xác hơn đường EMA nào. Vì nó còn phụ thuộc vào khung thời gian phân tích, các chỉ báo kỹ thuật khác và phương pháp trading của từng người. Thông thường, một số trader sẽ sử dụng các con số mặc định như EMA9, EMA25, EMA99, EMA200,… Tuy nhiên, trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn anh em sử dụng EMA34 và EMA89.
EMA34 và EMA89 là gì?
Đường EMA34 và EMA89 dựa trên nền tảng của sóng Elliot. Trong đó, sóng chủ elliot có 89 sóng chính nên sử dụng EMA89 và trong sóng điều chỉnh có 55 sóng, trong 55 sóng thì có 34 sóng chính nên sử dụng EMA34. Từ đó xác định được xu hướng chính là gì, xu hướng chính sắp kết thúc hay chưa?
Hướng dẫn cách giao dịch với EMA
Sẽ có 3 cách giao dịch cơ bản đó là:
- Giao dịch khi các đường EMA cắt nhau
- Giao dịch EMA cùng với đường giá
- Giao dịch EMA kết hợp 1 số chỉ báo, công cụ khác như Stoch, MACD hay RSI
Nguyên tắc giao dịch này về cơ bản rất đơn giản. Đó chính là thuận xu hướng “Trend is your friend”
- Khi giá nằm trên EMA thể hiện xu hướng tăng
- Khi giá nằm dưới EMA thể hiện xu hướng giảm
- Đi kèm với đó khi giá của EMA 34 cắt EMA89 đi lên thể hiện xu hướng tăng và ngược lại. Ở những điểm cắt quan trọng như vậy, anh em kết hợp với kháng cự và hỗ trợ cũng như những tín hiệu từ những mô hình nến + volume + các chỉ báo khác để có thể đưa ra được quyết định đúng đắn.
- Đi kèm với đó anh em có thể kết hợp với sử dụng chỉ báo MACD, và RSI để cho set up tín hiệu của chúng ta có được kết quả chính xác nhất!
Cùng với đó chúng ta kết hợp với trendline và mô hình hộp Darvas để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhé!
Hướng dẫn cách giao dịch sau khi EMA34 đã cross EMA89
Ở đây mình sẽ lấy trường hợp EMA(34) cẳt lên EMA(89) thể hiện xu hướng tăng

- 1: Nhịp tăng giá mạnh đã khiến hai đường EMA cắt nhau
- 2: Nhịp điều chỉnh/hồi giá (Đây là thời điểm xác định vào lệnh cho anh em)
Lưu ý: Tại nhịp 2 này giá sẽ điều chỉnh/hồi khoảng 30-60% nhịp tăng/giảm tại nhịp 1. Ở đây anh em có thể sử dụng 2 dây EMA (34) – (89) để xác định các điểm điều chỉnh/hồi.
Ví dụ ở hình trên, EMA(34) đã cắt lên EMA(89) tại đây đã xác nhận một xu hướng tăng, vì thế anh em có thể anh chờ đường giá quay lại chạm vào EMA34 hoặc EMA89 để vào lệnh. Và Stoploss là hỗ trợ gần nhất trước đó.
Và ngược lại đối với trường hợp EMA(34) cắt xuống EMA(89).
Anh em tham khảo ví dụ cách giao dịch khi EMA34 đã cross EMA89 phía dưới đây
Ví dụ: EMA34 cắt EMA89 đi xuống, phá khỏi vùng hỗ trợ trước đó và xuất hiện mô hình nến Evening Star. anh em có thể đưa ra quyết định SHORT, lấy Stoploss ở trên râu nến của mô hình Evening Star hoặc trên kháng cự tiếp theo.
Mình sẽ lấy ví dụ trực quan cho anh em phía dưới đây:
Setup đánh SHORT (Bán khống)

Lấy khung m5 của Ethereum làm ví dụ, khi EMA34 cắt EMA89 đi xuống, đi kèm với đó xuất hiện mô hình nến Evening star. Từ đó anh em có thể setup 1 lệnh short lấy điểm Stop loss (Cắt lỗ) ở trên râu và Take profit (Chốt lời) ở hỗ trợ trước đó Setup đánh.
LONG (Mua lên)

Tiếp tục lấy khung m15 của Ethereum làm ví dụ, ngược lại với setup trên, đường giá hiện tại nằm trên 2 đường EMA thể hiện xu hướng tăng, khi chạm về lại EMA34 rút râu kết hợp với tín hiệu từ mô hình nến Bullish Harami (bà bầu). Anh em có thể đưa ra một Setup LONG với Stoploss ở dưới râu và Take profit có thể để đến vùng kháng cự trước đó.
Xem thêm:
- Nến Nhật là gì? Các mô hình nến cơ bản trong Crypto và Forex
- MACD-Histogram – Giá lên hay xuống? (Phần 1)
- MACD-Histogram – Giá lên hay xuống? (Phần 2)
- MACD-Histogram – Giá lên hay xuống? (Phần 3)
- MACD-Histogram – Giá lên hay xuống? (Phần 4)
- RSI là gì? Hướng dẫn giao dịch với RSI chi tiết nhất
Một số điểm lưu ý với EMA
Anh em hãy nhớ một câu “Giá đi xa đường EMA giá có xu hướng quay về đường EMA”. Vì vậy khi giá đi xa đường EMA thì hạn chế giao dịch nhé, chờ giá quay về gần đường EMA rồi mới bắt đầu xem xét giao dịch!
Đường EMA34 và EMA89 sẽ có phản ứng với giá rất nhanh vì vậy hạn chế giao dịch ở các khung nhỏ như m1 (1 phút), m3 (3 phút), m5 (5 phút) nhé!
EMA cũng chính là các cản, hỗ trợ động sẽ luôn đi theo đường giá. Nhưng về cơ bản vẫn phải ưu tiên theo kháng cự và hỗ trợ theo lý thuyết DOW.
EMA không được dùng để bắt đỉnh hoặc đáy 1 cách chính xác. Về bản chất EMA giúp trader giao dịch thuận xu hướng.
Hướng dẫn cài đặt đường EMA trên Tradingview
Đầu tiên anh em truy cập vào trang web Tradingview tại đây
Anh em thực hiện tương tự như ảnh bên dưới là đã có được chỉ báo EMA

Tiếp theo sau đó, anh em phải điều chỉnh EMA thành EMA34 và EMA89, hoặc tùy theo cách anh em muốn sử dụng. Tiếp theo sau đó, anh em phải điều chỉnh EMA thành EMA34 và EMA89, hoặc tùy theo cách anh em muốn sử dụng. Anh em điền thông tin vào tương tự như ảnh bên dưới, lưu ý để số là 34 nhé!

Như thế là đã cài đặt được EMA34, tương tự như vậy anh em thực hiện để cài đặt được EMA 89 nhé!
TỔNG KẾT
Qua bài viết trên mình đã giới thiệu cũng như hướng dẫn anh em cách sử dụng EMA34 và EMA89 một cách hiệu quả. Anh em hãy theo dõi thêm các bài viết phân tích kỹ thuật khác để có thể bổ sung full giáp về kiến thức phân tích kỹ thuật nhé!
Bài viết “Chiến lược trung bình giá DCA là gì?” giúp anh em “bỏ túi” thêm một chiến lược đầu tư thông minh.
Tham khảo thêm các bài viết khác tại đây
Anh em tham gia các kênh thông tin của chúng mình để thảo luận và bắt kịp những diễn biến mới nhất của thị trường nhé:
HC Capital Channel | HC Capital Group Chat
HC Research Channel | HC Research Group Chat
Margin HC Channel | Margin HC Group Chat
HC Gem Alerts | HC Gem Alerts Chat