Ngày vừa qua Bitcoin và thị trường Crypto đã biến động nhẹ. Đi cùng với đó, trong 24h qua đã xuất hiện nhiều tin tức đáng chú ý. Anh em hãy cùng xem những tin tức nổi bật nhất trên thị trường Crypto nhé!
Tin tức Crypto nóng nhất
Muốn “về bờ” tiền ảo, người phụ nữ Hà Tĩnh bị lừa hàng tỷ đồng
Chi tiết: Muốn “về bờ” tiền ảo, người phụ nữ Hà Tĩnh bị lừa hàng tỷ đồng
Một người phụ nữ tại Hà Tĩnh đã quyết định vay mượn 1 tỷ đồng để “cứu” số tiền ảo đã mất. Tuy nhiên, việc này đã khiến bà phải mất thêm tiền thật do rơi vào bẫy của một kẻ lừa đảo tài sản.
Vào 16/9/2023, Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã đưa ra xét xử vụ án liên quan đến hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Nghiêm Văn Hùng. Sau khi xem xét và đánh giá toàn diện, Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã tuyên án Nghiêm Văn Hùng 14 năm tù giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Trước đó, vào ngày 19/9/2022, một phụ nữ tên Nguyễn T. H. tại Hà Tĩnh, người bị mất trắng số tiền ảo vì rơi vào bẫy lừa đảo của sàn giao dịch FXT Trading Market, đã nhận thấy một tài khoản có tên “Keng Ken” đăng bài trên nhóm “Lion Group” trên Facebook với nội dung: “Ai đã từng mất tiền ở sàn FXT Trading Market thì inbox em gỡ lại cho”.
Do tâm lý cần gỡ gạc, cô đã liên hệ với tài khoản “Keng Ken” thông qua Messenger để nhờ cứu số tiền đã mất. Sau đó, Nghiêm Văn Hùng đã thuê một chiếc taxi từ Bắc Ninh để đến nhà của cô tại Hà Tĩnh.
Vào khoảng 21 giờ cùng ngày, Nghiêm Văn Hùng đã đến nhà của Nguyễn T. H. và yêu cầu cô chuyển trước 50 triệu đồng vào tài khoản của Hùng. Tuy nhiên, với lý do “càng nhiều tiền càng gỡ nhanh”, chị H. đã vay mượn chuyển thêm cho Hùng 900 triệu đồng nữa.
Sau khi nhận được số tiền, Nghiêm Văn Hùng đã chuyển toàn bộ số tiền này vào tài khoản của người thân và sau đó sử dụng để trả nợ cho một số người khác và mua một chiếc xe ô tô thương hiệu Honda City RS.
a16z đầu tư 25 triệu đô vào Bastion
Bastion, một công ty khởi nghiệp Crypto được sáng lập bởi hai cựu nhân viên cấp cao của a16z, đã gọi vốn thành công 25 triệu đô la trong vòng gọi vốn hạt giống, theo thông tin từ Bloomberg News.
a16z đã dẫn đầu vòng gọi vốn này, với sự tham gia từ Laser Digital Ventures, Robot Ventures, Packy McCormick, Not Boring Capital và nhiều nhà đầu tư khác.
Bastion là công ty cung cấp các giải pháp giúp các công ty dễ dàng áp dụng công nghệ dựa trên blockchain và thu hút người dùng web3. Kế hoạch đầu tiên của công ty sau khi nhận được vốn sẽ là tuyển dụng các nhân viên chịu trách nhiệm về quy định và tuân thủ, như co-founder Nassim Eddequiouaq cho biết trong cuộc trò chuyện với Bloomberg.
Chi tiết: a16z đầu tư 25 triệu đô vào Bastion
Drama căng: Wintermute và DWF Labs chỉ trích lẫn nhau
Chi tiết: Wintermute và DWF Labs chỉ trích lẫn nhau
Cụ thể chủ tịch Wintermute, Yoann Turpin, đã phê phán một loạt vấn đề liên quan đến DWF Labs tại sự kiện Token2049. Trong bài phát biểu của mình, Turpin đã đưa ra quan điểm tiêu cực rằng DWF Labs không nên được xem là một nhà tạo lập thị trường (MM) theo cách mà Wintermute hiểu. Ông lý giải rằng DWF Labs đã gây hiểu lầm trong cộng đồng bằng việc xác định hoạt động giao dịch OTC của họ như một hình thức đầu tư.
Turpin cũng đã nêu lên một vấn đề quan trọng hơn: vì DWF Labs mà cộng đồng đã có cái nhìn tiêu cực về vai trò của các nhà tạo lập thị trường (MM) trong thị trường tiền điện tử. Ông cho rằng nhiều MM trong thị trường này thường tập trung vào việc thao túng giá thay vì cung cấp sự thanh khoản cần thiết để thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường. Theo ông, khác với đối thủ, Wintermute đã chọn định vị mình như một nhà cung cấp thanh khoản thay vì một nhà tạo lập thị trường và đề xuất tự tuân thủ các quy định nội bộ.
Đây là hành động mới nhất trong chuỗi xích mích không hồi kết giữa hai nhà tạo lập thị trường nổi bật nhất trong lĩnh vực tiền điện tử hiện nay.
Cá voi chơi lớn, đặt cược hàng trăm triệu đô rằng Etherum sẽ tăng
Theo Greeks.Live, trong vòng 24 giờ qua, cá voi này đã mua gần 92,600 hợp đồng quyền chọn mua Ethereum trị giá 150 triệu USD trên sàn Deribit. Trên sàn Deribit, mỗi hợp đồng quyền chọn đại diện cho 1 ETH.\
Quyền chọn mua cho phép người sở hữu hợp đồng mua một tài sản cụ thể trong tương lai với một giá đã được định trước. Bên cạnh đó, quyền chọn không kèm theo tài sản bảo đảm (naked options) thường mang tính đầu cơ và có mức rủi ro cao vì ở đây người bán quyền chọn không sở hữu tài sản cần thiết để bảo vệ chống lại sự biến động bất lợi của giá tài sản cơ bản.
Vì thế việc chi hàng trăm triệu đô mua quyền chọn ETH cho thấy sự lạc quan to lớn của nhà đầu tư này đối với khả năng tăng giá của ETH.
Chi tiết: Cá voi chơi lớn, đặt cược hàng trăm triệu đô rằng Etherum sẽ tăng
Giá Tellor (TRB) tăng nóng do “cá voi” đẩy giá
Chỉ chưa đầy 3 tuần, giá TRB ban đầu từ mức $9.83 đã bật tăng lên $48.81, tương ứng với mức tăng 396%. Tuy nhiên sau đó giá token này đã điều chỉnh và đang duy trì ở mức $27 ở thời điểm viết bài.
Nhiều người phát hiện động lực phía sau đà tăng này có thể đến từ “cá voi”, cái tên thường được gọi để ám chỉ những ví nắm giữ một lượng lớn tiền. Trong tháng 08/2023, đã xuất hiện nhiều giao dịch đáng chú ý từ các cá voi tích lũy một lượng lớn token Tellor (TRB).
Theo Lookonchain, từ ngày 30/08, một ví cá voi đã liên tục mua vào 872,602 token Tellor (TRB) với giá trị 34.3 triệu đô, tương ứng với 36% tổng cung token này. Kết quả là từ lúc đấy, giá TRB đã tăng vọt lên đến 396% chỉ trong thời gian ngắn.
Vào các ngày 04/09, 09/09 và 15/09, cá voi này đã nạp 331,825 TRB (13 triệu USD) vào Binance. Đây có thể là động thái thể hiện rằng cá voi sẽ bán số token này. Kết cục là sau ngày 15/09, giá TRB đã bắt đầu điều chỉnh và giảm 45% sau đó. Hiện cá voi này vẫn đang nắm giữ 540,777 TRB, tức là tương đương 21.24 triệu USD, chiếm 22% tổng cung token.
Ngoài ra, cũng vào ngày 15/09, dữ liệu từ Lookonchain cũng tiết lộ thêm 4 cá voi khác đã nạp tổng cộng 108,373 TRB, tương đương 4.26 triệu USD và chiếm 7% tổng cung token.
Điều này cho thấy “thế lực” đứng sau đà tăng của TRB gần đây có thể là những ví cá voi này. Qua đó nó cũng cho thấy sức ảnh hưởng và khả năng chi phối của những tay chơi, hay cá voi lớn lên xu hướng giá của các đồng coin.
Chi tiết: Giá Tellor (TRB) tăng nóng do “cá voi” đẩy giá
Người nắm giữ nhiều DAI nhất đang vướng lao lý với SEC
Cụ thể nhà sáng lập DeFiLlama, 0xngmi, đã chỉ ra rằng hai ví nắm giữ lớn nhất của DAI hiện tại là: 0x075…Ddc8 và 0x60…fB7F. Hai ví này sở hữu tổng cộng 430 triệu DAI, khoảng 11.3% tổng cung và đang tạo ra doanh thu lãi suất hàng năm cho MakerDAO lên tới 21.6 triệu đô la.
Thêm vào đó hai ví này đều có nguồn gốc từ hai dự án PulseX và HEX. Cả hai dự án này đều thuộc quyền kiểm soát của một nhân vật có tiếng trong giới Crypto có tên là Richard Heart.
Tuy nhiên điều đáng chú ý là nhân vật này đang vướng lao lý với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC). Cụ thể vào ngày 31/07, SEC đã kiện Richard Schueler – được biết đến rộng rãi trong ngành công nghiệp tiền điện tử với tên Richard Heart – vì cáo buộc tiến hành bán chứng khoán chưa đăng ký.
Chi tiết: Người nắm giữ nhiều DAI nhất đang vướng lao lý với SEC
Chính phủ Hàn Quốc tăng cường điều tra mảng OTC Crypto
Theo một báo cáo trên một tờ báo địa phương, Phó Viện trưởng Ki No-Seong và Park Min-woo của Ủy ban Dịch vụ Tài chính (FSC) và các quan chức khác đã tham dự cuộc họp về “Vấn đề pháp lý liên quan đến Tài sản ảo” với nội dung tập trung vào thị trường OTC tiền điện tử. Trong cuộc họp này, Phó Viện trưởng Ki No-Seong đã kêu gọi quản lý thị trường OTC tiền điện tử do lo ngại về việc rửa tiền.
Thành ngữ “thị trường tiền điện tử OTC” mô tả các sàn giao dịch không được chính thức công nhận bởi chính phủ. Giao dịch OTC bao gồm tất cả các giao dịch ngoài các sàn giao dịch được quy định, bao gồm cả giao dịch ngang hàng (P2P). Theo báo cáo, có tổng cộng 172 loại tiền điện tử có sẵn trên Upbit, nền tảng tiền điện tử lớn nhất tại Hàn Quốc, trong khi các nền tảng OTC cung cấp lên đến 700 loại tiền điện tử.
Báo cáo cũng đề cập đến một số trường hợp sử dụng các nền tảng OTC để chuyển đổi tài sản ảo thành đồng won. Phòng điều tra tội phạm quốc tế của Văn phòng Công tố viên Quận Incheon đã bắt giữ và truy tố ba người về tội tham gia vào các giao dịch hối đoái ngoại tệ bất hợp pháp từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 10 năm 2022.
Theo báo cáo, ba người bị bắt giữ đã mua tổng cộng 70.9 triệu USD (94 tỷ won) tiền điện tử thông qua phương thức OTC ở nước ngoài theo yêu cầu của người Libya và sau đó gửi về Hàn Quốc để chuyển đổi thành tiền mặt.
Chi tiết: Chính phủ Hàn Quốc tăng cường điều tra mảng OTC Crypto
Sàn JPEX “đóng cửa” một phần vì bị Hồng Kông điều tra
Cụ thể sàn JPEX đã tăng phí rút tiền và tạm dừng hoạt động chương trình Earn trên nền tảng của mình.
Trong khi dịch vụ giao dịch spot vẫn tiếp tục, một số người dùng cho biết nền tảng này đã tính phí rút tiền lên 999 USDT, với giới hạn rút tối đa là 1,000 USDT.
Công ty cũng đã đóng băng nền tảng trò chơi của mình và thông báo kế hoạch thu thập đề xuất về tái tổ chức DAO từ người dùng.
Cuộc khủng hoảng này xảy ra sau cảnh báo từ Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng Tương lai (SFC) của Hồng Kông về JPEX, cho biết nền tảng này đã đưa ra những tuyên bố sai lệch về việc có được giấy phép từ các cơ quan quản lý nước ngoài, quảng cáo lợi nhuận cao đáng ngờ cho các sản phẩm mang lãi suất.
Chi tiết: Sàn JPEX “đóng cửa” một phần vì bị Hồng Kông điều tra
Anh em tham gia các kênh thông tin của chúng mình để thảo luận và bắt kịp những diễn biến mới nhất của thị trường nhé:
HC Capital Channel | HC Capital Group Chat
Allinstation Channel | Allinstation Chat
Margin HC Channel | Margin HC Group Chat
HC Gem Alerts | HC Gem Alerts Chat