Ngày vừa qua Bitcoin và thị trường Crypto vẫn không biến động nhiều. Tuy vậy 24h qua đã xuất hiện nhiều tin tức đáng chú ý. Anh em hãy cùng xem những tin tức nổi bật nhất trên thị trường Crypto nhé!
Tin tức Crypto nóng nhất
Optimism vừa airdrop 75 triệu đô OP cho những ví này
Chi tiết: Optimism vừa airdrop 75 triệu đô OP cho những ví này
Theo thông báo vào sáng ngày 16/09, dự án layer-2 OP Mainnet (Optimism) đã phân bổ 48 triệu OP (khoảng 75 triệu đô) cho những người dùng đủ điều kiện nhưng chưa nhận airdrop các đợt trước đây.
Cụ thể hơn những người này chưa nhận token từ lần airdrop Optimism thứ 1 vào tháng 06/2022. Qua đó dự án đã chuyển token trực tiếp đến hơn 88,000 địa chỉ hợp lệ, bắt đầu từ 23h ngày 15/09 (giờ VN) và dự kiến kéo dài khoảng 12 giờ.
Theo dự án, việc này không chỉ đảm bảo rằng các người tham gia đủ điều kiện sẽ nhận được token OP của họ một cách nhanh chóng, mà còn cho phép nhóm nhân viên cốt lõi phân bổ thời gian và tài nguyên của họ vào công việc phát triển hợp đồng thông minh và các đợt token trong tương lai.
Dự án trong quá khứ đã tiến hành 2 đợt phát tặng token (airdrop) như sau:
- Lần 1 (tháng 06/2022): Phát tặng 214 triệu token OP, chiếm 5% tổng nguồn cung;
- Lần 2 (tháng 02/2023): Phát tặng 11,7 triệu token OP, chiếm 0.27% tổng nguồn cung.
Tỷ phú Mark Cuban bị hack ví, thiệt hại 870,000 USD
Vào sáng ngày 16/09, cộng đồng Crypto phát hiện một lượng lớn tiền mã hóa bất ngờ bị rút khỏi ví Ethereum được cho là thuộc sở hữu của tỷ phú nổi tiếng người Mỹ – Mark Cuban.
Số tiền bị chuyển đi bao gồm stETH, USDT, USDC, ENS, MATIC, RARE và nhiều loại tiền mã hóa khác trên nhiều blockchain khác nhau, có tổng giá trị xấp xỉ 870,000 USD.
Ông Mark Cuban đã xác nhận rằng mình đã bị tấn công và mất tài sản. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ cách thức mà hacker đã sử dụng để chiếm đoạt tài sản của ông. Tỷ phú này cho biết gần đây ông mới thực hiện việc truy cập lại ví của mình thông qua MetaMask sau nhiều tháng không sử dụng. Sau sự cố này, ông Cuban đã quyết định chuyển toàn bộ số tài sản còn lại của mình lên sàn giao dịch Coinbase nhằm tăng cường bảo mật.
Mark Cuban là một tỷ phú đầu tư nổi tiếng người Mỹ, nổi tiếng qua chương trình truyền hình về khởi nghiệp có tên Shark Tank. Từ năm 2021, ông Cuban đã bắt đầu tham gia vào thị trường tiền mã hóa và đã đầu tư vào nhiều dự án khác nhau.
Chi tiết: Tỷ phú Mark Cuban bị hack ví, thiệt hại 870,000 USD
Thái Lan sẽ chính thức airdrop cho người dân
Chi tiết: Thái Lan sẽ chính thức airdrop cho người dân
Không còn là dự kiến, theo thông tin từ báo Bangkok Post, Đảng Pheu Thai sẽ mở rộng chương trình ví tiền điện tử thông qua việc airdrop tiền cho người dân. Cụ thể họ sẽ “airdrop” hơn 10,000 baht (gần 7 triệu đồng) tiền kỹ thuật số cho mỗi người dân Thái Lan, với hy vọng tạo ra một “cơn sóng thần kinh tế” và nâng cao lợi ích cho nhiều lĩnh vực kinh tế.
Theo kế hoạch, đảng Pheu Thai dự định phát triển ví và đồng tiền kỹ thuật số riêng của họ.
Những người Thái Lan từ 16 tuổi trở lên sẽ nhận 10,000 baht dưới dạng tiền mã hóa thông qua điện thoại di động. Số tiền này chỉ có thể sử dụng trong bán kính 4km tính từ địa chỉ của họ và sẽ hết hạn sau 6 tháng. Người khuyết tật và người cao tuổi, những người nhận các phần quà phúc lợi khác, cũng sẽ nhận được số tiền kỹ thuật số trị giá 10,000 baht mà không bị khấu trừ.
Tiền kỹ thuật số này có thể sử dụng để mua nhiều mặt hàng hàng ngày, trừ các mặt hàng bị cấm như ma túy, thuốc lá, rượu và một số sản phẩm trực tuyến. Loại tiền này không thể sử dụng để trả nợ hoặc chuyển đổi thành tiền mặt, trừ khi các doanh nghiệp đã đăng ký theo hệ thống thuế giá trị gia tăng.
Bên cạnh đó, người dùng chỉ cần tải xuống ứng dụng ví mới của quốc gia để nhận số tiền của họ.
Chainlink vừa mở khoá 117 triệu đô LINK
Cụ thể dựa theo dữ liệu on-chain, có bốn địa chỉ ví của Chainlink (LINK) đã được mở khóa và chuyển đi tổng cộng 18.75 triệu token LINK, trị giá khoảng 119 triệu đô la.
Trong đó:
- 15.7 triệu $LINK (98 triệu đô la) đã được gửi đến Binance.
- 3.05 triệu $LINK (19 triệu đô la) đã được chuyển đến địa chỉ multi-sig 0xD50f.
Đáng chú ý:
- Tổng cộng có 24 hợp đồng Chainlink: Không lưu thông, hiện đang giữ 442.75 triệu $LINK (2.81 tỷ đô la).
- Khoảng 82.75 triệu $LINK đã được mở khóa từ tháng 8 năm 2022, trong đó 71.8 triệu $LINK sau đó đã được gửi đến Binance.
Giá LINK không phản ứng nhiều với thông tin này. Hiện tại ở thời điểm viết bài giá token này đang duy trì ở mức $6.270, tăng 1.8% so với hôm qua.
Chi tiết: Chainlink vừa mở khoá 117 triệu đô LINK
Justin Sun có động thái đáng chú ý với TUSD
Cụ thể vào 22h45 ngày 15/9, dữ liệu từ Tronscan cho thấy có tổng cộng 815 triệu TUSD được tạo ra và đưa trực tiếp vào blockchain Tron thông qua 10 giao dịch. Động thái này đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng khi có hơn 815 triệu USD được đưa vào lưu thông chỉ trong vòng chưa đầy 15 phút.
Lô TUSD mới tạo này đều đã được chuyển đến một địa chỉ mới, và ngay lập tức được gửi tiếp vào ví nóng Huobi 2. Sau đó Huobi 2 đã gửi tổng cộng khoảng 815 triệu đô la giá trị TUSD đến một địa chỉ do chính Justin Sun quản lý.
Số tiền này sau đó đã được gửi đến một hợp đồng có mã là “minterproxy”. Tiếp theo hợp đồng này đã gửi 865 triệu đô la TUSD đến một địa chỉ khác, và tiến hành đốt chúng.
Đáng chú ý, sau khi đốt 865 triệu TUSD, một số lượng tương tự stablecoin stUSDT lại xuất hiện. Qua 10 giao dịch, 865 triệu đô la stUSDT đã được chuyển đến địa chỉ của Justin Sun. Sau đó, Sun đã gửi stUSDT vào nền tảng cho vay JustLend dựa trên Tron qua một chuỗi sáu giao dịch.
Số tiền gửi hiện nay chiếm một nửa vị thế của Justin Sun trên JustLend. Dữ liệu từ DeFiLlama cho biết, tổng giá trị bị khóa (TVL) của JustLend đã tăng 21% sau động thái gửi tiền này.
Chi tiết: Justin Sun có động thái đáng chú ý với TUSD
Xuất hiện hình thức lừa đảo mới nhắm vào người dùng Ethereum
Cách thức lừa đảo này tính đến nay đã gây thiệt hại lên đến 11.5 triệu đô la kể từ khi nó được phát hiện lần đầu vào tháng 12 năm 2022.
Hoạt động lừa đảo này hoạt động bằng cách gửi các token ERC-1155, thường là NFT, đến người dùng. Sau đó hacker sẽ dụ người dùng vào các trang web lừa đảo nơi họ bị lừa ủy quyền giao dịch và vô tình chuyển tài sản của họ vào tay kẻ lừa đảo. Những kẻ phạm tội đằng sau hoạt động này vẫn chưa được xác định.
Nghiên cứu từ Forta và Blockfence đã xác định hơn 100 hợp đồng thông minh khác nhau có liên quan đến hoạt động lừa đảo này. Nghiên cứu cũng chỉ ra ba giai đoạn chính của hoạt động lừa đảo là:
- Gửi NFT lừa đảo đến ví nạn nhân.
- Dụ nạn nhân click vào trang web độc hại.
- Lừa nạn nhân chuyển tiền.
Những NFT này vốn không đe dọa ví của người dùng. Tuy nhiên, những người dùng tò mò về việc nhận airdrop sẽ đi tìm hiểu và kết cục là bị dụ tới một trang web lừa đảo.
Chi tiết: Xuất hiện hình thức lừa đảo mới nhắm vào người dùng Ethereum
Cựu nhân viên Huobi bị điều tra vì hack ví người dùng
Dưới tác động của virus Trojan được cài đặt bởi một cựu nhân viên HTX (tên cũ là Huobi), nhiều ví người dùng iToken (trước đây là Huobi Wallet) đã bị tấn công bởi người này.
Sự cố này nổi lên khi một người dùng xác nhận bị hack và cung cấp địa chỉ của kẻ tấn công. Địa chỉ này cho thấy nhiều tài khoản người dùng đã bị tấn công với tổng cộng 1.39 triệu đô la bị đánh cắp vào ngày 2 tháng 9.
Hiện cơ quan cảnh sát đang tiến hành điều tra và thẩm vấn người bị tình nghi.
Chi tiết: Cựu nhân viên Huobi bị điều tra vì hack ví người dùng
Cộng đồng Polkadot lớn nhất Trung Quốc đóng cửa
PolkaWorld, cộng đồng lớn nhất của Polkadot tại Trung Quốc, mới đây đã tạm dừng hoạt động.
PolkaWorld đã chia sẻ thông tin này trên Twitter, chỉ ra rằng sáng kiến OpenGov của Polkadot, nhằm mục tiêu tăng cường quản lý phi tập trung, là nguyên nhân dẫn đến việc tạm ngừng hoạt động của họ.
Theo PolkaWorld, việc triển khai OpenGov đã gây ra tranh cãi trong việc quản lý quỹ và đã dẫn đến việc từ chối đóng góp dài hạn từ các cá nhân và tổ chức. Điều này đã khiến nhiều người trong số họ rời bỏ hệ sinh thái Polkadot.
Chi tiết: Cộng đồng Polkadot lớn nhất Trung Quốc đóng cửa
Nhật Bản tiếp tục có động thái “thân thiện” với Crypto
Chính phủ Nhật Bản đang nới lỏng quy định về viẹc huy động vốn cho các công ty khởi nghiệp bằng cách cho phép họ huy động vốn thông qua tiền mã hóa thay vì cổ phiếu.
Quy định mới này sẽ áp dụng cho các quỹ “Liên doanh trách nhiệm hữu hạn (LPS)” – các quỹ được sử dụng để đầu tư vào chứng khoán của các công ty khởi nghiệp. Các quỹ LPS được phép sử dụng tiền mã hóa cho việc đầu tư vào các công ty khởi nghiệp và ngược lại, các công ty này cũng có thể nhận tiền mã hóa từ các quỹ LPS.
Mục tiêu của quy định mới là đa dạng hóa nguồn vốn cho các công ty khởi nghiệp ở Nhật Bản và thúc đẩy phát triển các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến tài sản kỹ thuật số.
Chi tiết: Nhật Bản tiếp tục có động thái “thân thiện” với Crypto
Ethereum “chào đón” mạng testnet Holesky
Ethereum đã đánh dấu kỷ niệm một năm kể từ The Merge vào thứ Sáu với việc giới thiệu mạng testnet mới nhất của họ, Holesky.
Ban đầu được đặt tên là Holli, sự ra mắt của Holesky nhằm mục đích nâng cao môi trường testnet trên Ethereum. Vào 15/9, bản testnet này đã được ra mắt, đánh đầu một năm sau sự kiện The Merge, lúc mà Ethereum chuyển từ hệ thống đào proof-of-work sang proof-of-stake.
Holesky hiện là testnet thứ ba trên Ethereum, cùng với Goerli và Sepolia. Với thông tin cho thấy có khả năng loại bỏ Goerli trong nửa đầu năm 2024, vai trò của Holesky có thể trở nên ngày càng quan trọng hơn sau này.
Một trong những đặc điểm nổi bật của Holesky là việc dự kiến cung cấp khoảng 1.6 tỷ testnet ETH. Đây là một con số lớn hơn nhiều so với các mạng khác.
Điều này giúp giảm thiểu các khó khăn mà các nhà phát triển gặp phải khi mua testnet ETH trên các mạng hiện tại, khi mà nguồn cung phong phú sẽ giúp đơn giản hóa quá trình thử nghiệm hợp đồng thông minh Ethereum trên Holesky.
Chi tiết: Ethereum “chào đón” mạng testnet Holesky
Anh em tham gia các kênh thông tin của chúng mình để thảo luận và bắt kịp những diễn biến mới nhất của thị trường nhé:
HC Capital Channel | HC Capital Group Chat
Allinstation Channel | Allinstation Chat
Margin HC Channel | Margin HC Group Chat
HC Gem Alerts | HC Gem Alerts Chat