Trong vòng vài tháng qua, số các tìm kiếm trên Google dành cho từ khoá “Web3” đã tăng vọt kể từ khi mọi người bắt đầu dần quan tâm hơn đến xu hướng phi tập trung hóa các ứng dụng hiện nay. Thuật ngữ này dần dần đã được chấp nhận như một công cụ minh bạch hơn và bình đẳng hơn dành cho những cá nhân có mong muốn tham gia xây dựng một thế hệ mới các ứng dụng và nền tảng với khả năng định hình lại cách chúng ta sống, làm việc và tương tác với nhau.
Trong bài viết này, Allinstation sẽ cung cấp cho anh em các thông tin về định nghĩa của Web2 và Web3, xu hướng chuyển dịch từ Web2 sang Web3 của các nhà phát triển và tại sao các nhà phát triển lại lựa chọn Web3 là điểm đến tiếp theo tại thời điểm này.
Phân biệt giữa Web2 và Web3
Ở giai đoạn khởi đầu của kỷ nguyên Internet, chúng ta đã chứng kiến sự xuất hiện của những website cơ bản, chủ yếu là các văn bản, hình ảnh tĩnh và người dùng bị giới hạn xem nội dung một cách thụ động. Đây là những Web1 thời kỳ đầu tiên.
Sau sự phát triển của Web1, Web2 đã xuất hiện với những cải tiến vượt bậc so với tiền bối của nó. Web2 là một thuật ngữ không chính thống được tạo ra bởi các bộ phận marketing và truyền thông, được sử dụng để nhắm tới những nền tảng website có thể sử dụng được như một phần mềm, cho phép người dùng tương tác và cộng tác với nhau, thúc đẩy trao đổi thông tin và hợp tác giữa mọi người trên mạng và lấy người dùng làm trung tâm. Ví dụ về Web2 bao gồm các website mạng xã hội (Facebook, Twitter, Instagram), các website chia sẻ video (Youtube), website chia sẻ hình ảnh (Flickr), các nền tảng tiêu dùng, lưu trữ dữ liệu…
Tuy Web2 có những cải tiến đáng kể, nó vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề, trong đó đáng chú ý là về mức độ bảo mật và độ tin cậy thấp. Chính vì vậy, Web3 được cho là thế hệ tiếp theo của Internet, phát triển mạnh mẽ hơn để cải thiện những điểm yếu của Web2, nhằm mục đích trở thành một internet tự chủ, thông minh, và cởi mở hơn.
Định nghĩa Web 3.0 có thể được mở rộng như sau: dữ liệu sẽ được kết nối với nhau theo cách phi tập trung. Đây sẽ là một bước tiến vượt bậc so với thế hệ Internet hiện tại của chúng ta (Web 2.0), nơi dữ liệu chủ yếu được lưu trữ trong các kho lưu trữ tập trung và mọi tài sản, dữ liệu hay nội dung người dùng tạo ra chỉ thuộc quyền sở hữu của họ.
Anh em có thể đọc thêm về Web3tại đây nhé!
Xu hướng chuyển dịch từ Web2 sang Web3 của các nhà phát triển
Electric Capital, một quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu tập trung vào các dự án Web3, mới đây đã công bố một báo cáo về tình hình của các nhà phát triển trong không gian Crypto trong năm 2021. Chúng ta cùng điểm qua những điểm quan trọng trong báo cáo này nhé!
2021 là một năm rất ấn tượng của thị trường Crypto với những cột mốc mới về giá của Bitcoin và quy mô của thị trường này. Chỉ riêng trong năm 2021, đã có 34,391 nhà phát triển mới bắt đầu tham gia vào xây dựng các dự án Web3. Đây là con số cao nhất từ trước đến giờ, gấp 1.5 lần con số của năm 2020 và hơn 14% so với con số đỉnh điểm của năm 2018.
Khi giá trị thị trường thị trường tăng cao, số lượng nhà phát triển mới tham gia mỗi tháng cũng đi cùng với xu hướng tăng đó.
Khi giá trị thị trường giảm, có thể thấy vẫn xuất hiện các nhà phát triển mới tham gia nhưng con số này đã giảm dần.
Xuất hiện sự tăng trưởng vượt bậc về số lượng nhà phát triển hoạt động mỗi tháng, từ con số 10,525 vào tháng 1 lên đến 18,416 vào cuối năm 2021. Mức tăng trưởng 75% này có thể là do những cải tiến của công nghệ Blockchain trong năm 2021 khiến cho các nhà phát triển trở nên hứng thú hơn để họ liên tục làm việc và xây dựng hệ sinh thái Web3.
Biểu đồ trên thể hiện giá trị thị trường và số lượng nhà phát triển hoạt động hàng tháng, có thể thấy không có sự tương quan rõ ràng nào giữa hai số liệu trên. Vào cuối năm 2017, sau khi giá trị thị trường sụt giảm mạnh 83% từ đỉnh, số lượng nhà phát triển hoạt động hàng tháng vẫn tiếp tục đà tăng trong vòng 1 năm sau đó trước khi chững lại 1 thời gian dài cùng với giá trị thị trường. Điều này có nghĩa là sau khi tham gia thị trường được một thời gian kể từ đợt tăng giá của năm 2017, các nhà phát triển cũng dần rời khỏi không gian này khi thị trường có tín hiệu giảm nhiệt. Bởi vì mỗi tháng vẫn có những nhà phát triển mới tiếp tục nhảy vào, số lượng các nhà phát triển hoạt động hàng tháng trong giai đoạn giữa năm 2018 đến giữa năm 2020 mới đi ngang như vậy.
Kể từ cuối năm 2020 khi chúng ta bắt đầu chứng kiến một cơn sóng mới, số lượng nhà phát triển vẫn liên tục tăng mặc cho thị trường đã giảm 50% giá trị vào tháng 5 năm 2021. Sự tăng trưởng này có lẽ sẽ vẫn tiếp diễn trong tương lai khi mà các dự án Web3 ngày càng trở nên phổ biến và áp dụng rộng rãi.
Đáng chú ý là, 60% số các nhà phát triển hoạt động hàng tháng và 45% số nhà phát triển toàn thời gian trong năm 2021 là những người mới tham gia vào. Đây là một con số rất ấn tượng, vậy điều gì đã thu hút họ đến với thị trường này và khiến họ sẵn sàng cống hiến toàn bộ quỹ thời gian làm việc của họ vào các dự án Web3?
Sự đổi mới
Cách mạng 4.0 đã mở ra một tương lai với vô vàn khả năng để khiến cho cuộc sống chúng ta trở nên tốt đẹp hơn và những người nắm giữ sứ mệnh này là các nhà phát triển, những người tạo ra các ứng dụng, thuật toán, công nghệ… để con người sử dụng. Họ là những người ưa thích việc đi đầu trong những cải tiến đổi mới nên việc dần dần các nhà phát triển chuyển hướng tập trung sang Web3 không quá để giải thích. Web3 đang dần định hình để trở thành một thế giới mới với những khả năng mà không ai có thể tưởng tượng được rằng chúng sẽ tồn tại chỉ trong vài năm xây dựng. Hệ sinh thái của các giao thức, công cụ và dịch vụ hỗ trợ sự phát triển của Web3 vẫn còn ở một giai đoạn sơ khai. Là một lẽ tự nhiên khi Web3 thu hút những bộ óc thông minh nhất đang tìm cách định hình tương lai này.
Sự khác biệt về bản chất
Khi nói đến kiến trúc của Web2 và Web3, khái niệm sử dụng hệ thống phân tán không phải là hoàn toàn mới hay mang tính cách mạng cả. Điều khác biệt cơ bản giữa Web2 và Web3 đó là sự tổng hợp thành các giá trị.�
Web1 là một web trên toàn thế giới bao gồm phần lớn người sử dụng nội dung và chỉ một số người tạo nội dung được chọn. Web2 đã cải tiến hơn, mở ra cánh cửa để bất kỳ người dùng nào cũng có thể sáng tạo nội dung và nhấn mạnh nhiều vào khả năng sử dụng cũng như khả năng tương tác. Tuy nhiên, điều này phải trả giá bằng việc từ bỏ quyền kiểm soát danh tính và dữ liệu cá nhân và thay vào đó, đặt quyền lực và quyền kiểm soát đó vào tay một số ít cá nhân hoặc tổ chức được chọn.�
Web3 là sự phát triển của thế giới web đã được định nghĩa là đọc, ghi và sở hữu, và nhằm mục đích cho phép người dùng có quyền sở hữu đối với nội dung họ tạo – và các dự án mà họ xây dựng. Trong Web3, không có một thực thể nào kiểm soát mạng lưới và mọi người đều có thể tham gia vào một môi trường không tin cậy được quản lý bởi một tập hợp các giao thức đồng thuận. Thay vào đó, người dùng được trao quyền với sự minh bạch và đảm bảo có thể xác minh được về dữ liệu họ nhận và gửi mà không cần đặt niềm tin vào bất kỳ cơ quan trung ương nào. Những giá trị nền tảng này làm cho Web3 trở thành một internet công bằng hơn cho những người tham gia cũng như những người xây dựng.
Trong một thế giới phi tập trung, có một sự thay đổi trong cách các nhà phát triển suy nghĩ và thiết kế sản phẩm. Sản phẩm được xây dựng để tự duy trì mà không cần quyền sở hữu và quyền hạn nào cả. Ví dụ trong thế giới của Ethereum, các sản phẩm được xây dựng dưới dạng hợp đồng thông minh được triển khai như các giao dịch bất biến, không thể thay đổi. Khái niệm truyền thống về các sản phẩm với những phiên bản kế tiếp hoàn toàn không tồn tại. Các hợp đồng thông minh mới hơn và tốt hơn có thể được xây dựng dưới dạng sản phẩm hoàn toàn mới và ra mắt tới người dùng.
Tạm kết
Nếu như đặt các nhà phát triển Web3 lên bàn cân so sánh với các nhà phát triển thông thường, chúng ta có thể nhận ra đây là một so sánh rất khập khiễng. Chỉ tính riêng công ty Amazon, họ đã sở hữu 36,000 nhà phát triển, gấp đôi số các nhà phát triển Web3 hoạt động hàng tháng. Con số này còn trở nên nhỏ bé hơn nếu như so với 27 triệu nhà phát triển trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Web3 mới chỉ đang ở giai đoạn khởi động trong một cuộc đua dài hơi với các công nghệ đương thời.
Web3 có thể được coi là một ngành hoặc công nghệ hoàn toàn mới và vẫn còn rất nhiều khoảng trống dành cho sự sáng tạo. Xem xét phạm vi của các ứng dụng có thể khả thi, có rất nhiều điều đáng để vui mừng. Web3 không chỉ hoàn toàn về tiền điện tử và giao dịch kiếm lời; nhiều nhà phát triển bị thu hút bởi khả năng tạo ra những cách tân trên các nền tảng mới. Đến giờ, chúng ta vẫn chưa hoàn toàn có thể khai thác được tiềm năng xung quanh NFT, gaming, DeFi hay DAO và sẽ phải chờ một thời gian nữa cho tới khi có thêm nhiều nhân tài tham gia và xây dựng thế giới Web3.
Hy vọng Allinstation đã cung cấp cho anh em những thông tin thú vị và bổ ích, từ đó anh em có thể hiểu hơn về thị trường và tìm kiếm thêm được nhiều cơ hội đầu tư tốt nhé!