Nhận định xu hướng thị trường Metaverse năm 2022

Kể từ khi Facebook đổi tên công ty thành Meta vào cuối tháng 10, thuật ngữ “metaverse” đã trở thành chủ đề được cộng đồng nhà đầu tư chú ý đến nhiều nhất trên thị trường tiền mã hóa. Nhiều tổ chức uy tín cho rằng metaverse có thể trở thành thị trường nghìn tỷ USD trong vài năm tới. Mới đây, sàn giao dịch tiền mã hóa Coinbase đã phát hành một báo cáo chia sẻ định hướng và xác định vai trò của công ty trong kế hoạch tham gia vào không gian metaverse.

Ông Haim Israel, giám đốc điều hành nghiên cứu của Bank of America và là nhà chiến lược toàn cầu của ngân hàng cũng cho rằng metaverse là một cơ hội lớn trong ngành công nghiệp blockchain “Tôi chắc chắn tin rằng đây là một cơ hội rất lớn. Chúng ta cần phải chuẩn bị những nền tảng phù hợp để thúc đẩy toàn bộ hệ sinh thái tiền mã hóa”.

Trong bài viết này, Allstation sẽ thảo luận về định nghĩa metaverse, tiềm năng của thị trường metaverse, một số dự án metaverse nổi bật và những gì chúng ta có thể mong đợi cho sự phát triển của metaverse vào năm 2022.

Định nghĩa Metaverse

Metaverse là một không gian ảo được tạo nên từ Internet và các công cụ hỗ trợ thực tế ảo tăng cường (như kính VR hoặc các dụng cụ khác), nhằm giúp chúng ta có được những trải nghiệm chân thật nhất.

Không gian ảo đó như một thế giới tồn tại song song với thế giới thực tại. Trong thế giới này, với những công cụ hoặc tính năng các nhà phát triển cung cấp thì tất cả rào cản cho sự sáng tạo gần như được loại bỏ.

Metaverse có thể được xem là một ý tưởng công nghệ mang tính vượt bậc, nhưng những ý tưởng ấy lại thường trừu tượng và khó có thể định nghĩa chính xác trước khi chúng được áp dụng rộng rãi. Người dùng trong thế giới metaverse thường được thể hiện bằng hình ảnh đại diện, có thể là một icon hoặc một hình ảnh kĩ thuật số (digital figure) nào đó. Metaverse có thể được truy cập bằng cách sử dụng các thiết bị công nghệ, ví dụ như máy tính hoặc điện thoại thông minh, nhưng thông thường hơn là người dùng có thể trực tiếp nhập vai thông qua kính thực tế ảo hoặc tăng cường.

Tìm hiểu chi tiết: Metaverse là gì? Tiềm năng của Metaverse trong tương lai

Thị trường metaverse trong crypto

Đối với Crypto, khi áp dụng Metaverse thì công nghệ cốt lõi vẫn sẽ được giữ nguyên, đồng thời kết hợp với công nghệ Blockchain cho pháp mở rộng khả năng kết nối với thế giới xung quanh và thoát khỏi “hàng rào” địa lý giữa các khu vực trên toàn thế giới.

Blockchain được xem là một môi trường tốt để ứng dụng Metaverse bởi tính phi tập trung và khả năng mở rộng vốn có, đó cũng là yếu tố chính mà các dự án Crypto, NFT Gaming lựa chọn cho nền tảng của mình.

Tham khảo: NFT Games là gì? Những kiến thức cần biết về NFT Games

Ngoài ra, trải nghiệm Metaverse có thể mang lại cơ hội mới cho người sáng tạo và người chơi trong tương lai (điển hình là các NFTs, vật phẩm game,…). Tương lai xa, Metaverse khả năng cao sẽ giúp con người tạo ra một thế giới (ảo) song song, xóa bỏ mọi quy củ không gian thời gian & hướng đến một nền công nghiệp điện tử mới.

Tổng quan thị trường Metaverse năm 2021

Theo số lượng của Coingecko, tổng vốn hóa của thị trường Metaverse hiện đang rơi vào khoảng 30 tỉ USD. Con số này là vô cùng khiêm tốn khi so với mức vốn hóa thị trường ~ 900 tỷ USD của Facebook, vốn hóa thị trường ~ 2,000 tỷ USD của lĩnh vực trò chơi/ gaming và 14,800 tỷ USD vốn hóa thị trường của các công ty Web 2.0 có thể chuyển sang Metaverse. Thị trường Metaverse trong crypto có rất nhiều tiềm năng chưa được khai phá.

pasted image 0 e1641388142945

Biểu đồ so sánh vốn hóa thị trường Metaversevới Facebook, Gaming và Web 2.0 Metaverse nói chung.(Nguồn: Grayscale)

Những năm gần đây xuất hiện rất nhiều cải tiến về công nghệ và cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Metaverse. Thế giới metaverse Web 3.0 là một phần không thể tách rời của thị trường blockchain. Các giao thức phi tập trung tương tác và cung cấp hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ thị trường metaverse.

Tham khảo: Web 3.0 là gì? Khởi đầu cho một kỷ nguyên mới của Internet

Mạng lưới thanh toán: Những dự án metaverse có thể sử dụng token của riêng họ trong việc trao đổi, có thể kể đến Decentraland (MANA), The Sandbox (SAND) hay Enjin Coin (ENJ), hoặc dùng đồng coin lớp nền tảng mà giao thức được xây dựng nên, chẳng hạn như Ethereum (ETH) hoặc Solana (SOL).

  • Tài chính phi tập trung: Các sàn giao dịch DEX cho phép người dùng giao dịch các mặt hàng trong game trong khi các nền tảng cho vay cho phép người dùng vay tiền trên đất ảo.
  • NFT chủ quyền: Người chơi có thể mua NFT từ những người sáng tạo khác và đưa chúng vào thế giới ảo khác để trưng bày hoặc bán.
  • Quản trị phi tập trung: Các khuôn khổ pháp lý lấy lại quyền kiểm soát từ các tập đoàn tập trung và cho phép một mạng lưới toàn cầu riêng của Web 3.0, người dùng để quyết định các quy tắc của ảo thuộc sở hữu chung của họ không gian metaverse.
  • Đám mây phi tập trung: Các giải pháp lưu trữ tệp như Filecoin (FIL) cung cấp cho Web 3.0 metaverse một giải pháp cơ sở hạ tầng phi tập trung để lưu trữ dữ liệu trong khi các dịch vụ như Livepeer (LPT) hỗ trợ cho thế giới ảo chuyển mã video.
  • Nhận dạng tự chủ quyền: Dữ liệu từ các nền tảng sáng tạo token riêng từ nhiều nguồn khác nhau cũng có thể được chuyển vào Metaverse và được sử dụng cho danh tính hoặc điểm tín dụng.

Do đó, số lượng người dùng thế giới ảo Web 3.0 Metaverse đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể. Ngày nay, thế giới ảo Web 3.0 Metaverse có khoảng 50.000 người dùng thường xuyên , tăng ~ 10 lần kể từ đầu năm 2020.

pasted image 0 1 e1641388764296

Các ví hoạt động trong thị trường Metaverse trên thế giới. (Nguồn: Grayscale)

Nếu so sánh với thị trường Gaming và Web 2.0, thế giới ảo Metaverse vẫn chỉ đang ở giai đoạn đầu của họ, nhưng nếu tốc độ tăng trưởng hiện tại vẫn tiếp tục được giữ như quỹ đạo hiện tại của họ, phân khúc mới nổi này có tiềm năng trở thành phân khúc chủ đạo trong những năm tới.

Qua các số liệu trên, có thể nói rằng năm 2021 đã chứng kiến sự phát triển bùng nổ của Metaverse. Cơ hội thị trường có thể đưa metaverse vào cuộc sống, và làm thị trường này ngày càng cạnh tranh, thậm chí có thể cạnh tranh với các công ty web 2.0 có giá trị 15.000 tỷ USD theo giá trị thị trường ngày nay. Tiềm năng này đã thu hút các công ty như Facebook chuyển hướng sang Metaverse, có thể đóng vai trò là chất xúc tác cho các nhà đầu tư và gã khổng lồ công nghệ Web 2.0 khác để tiếp bước.

Các dự án metaverse nổi bật trong năm 2021

Decentraland (MANA)

Decentraland là một nền tảng gaming được xây dựng dựa trên công nghệ thực tế ảo (VR) phi tập trung, UX phần lớn dựa trên Second Life và Minecraft. Tương tự các game NFT khác, Decentraland sẽ mang lại cho người chơi trải nghiệm, cơ hội kiếm tiền và incentive từ dự án.

Metaverse trong Decentraland là một thế giới ảo về Decentralized ledger – quyền sở hữu đất. Một thửa đất trong game được gọi là LAND, có kích thước 16×16 (NFT của Decentraland). Khi chơi game, anh em cần phải sở hữu LAND (tương tự đất trong thế giới thực) với giá trị sử dụng mãi mãi, trừ phi anh em bán chúng.

MANA là native token của Decentraland, được sử dụng để mua bán hàng hoá, dịch vụ trong Decentraland Genesis City. Người dùng khi mua đất cần phải có tiền và MANA sẽ đóng vai trò làm phương tiện trao đổi các vật phẩm trong game, có thể giao dịch trên Coinbase và các sàn CEX khác.

Tương tự trong thế giới thực, ở Decentraland, khi mua các lô đất liền kề tạo nên “bất động sản” cho phép chủ sở hữu xây dựng phát triển chúng. Tất cả mọi người trên thế giới đều có thể tham gia vào không gian ảo này để chơi game, tham gia sự kiện,…

Nền tảng Metaverse Decentraland cũng đang chuẩn bị cho tuần lễ thời trang đầu tiên của mình khi trang phục kĩ thuật số (digital clothes) thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn. Tuần lễ thời trang sẽ diễn ra vào tháng ba, kéo dài 4 ngày với sự tổ chức của UNXD – marketplace bán vật phẩm luxury trên mạng Polygon.

The Sandbox (SAND)

5 pC4GNGVdeH VPqZVZXEQAsaZJ4 he7HLBt1fRFqZvdsYrWHLtw2tW3tSHOxzSnrxl8F nrcg0onTC0KiiIL0yiya

Sandbox là nền tảng thực tế ảo phi tập trung được thiết kế trên nền tảng Ethereum bởi nhóm phát triển gamestudio Pixowl và phát hành vào năm 2012.

Tương tự các gaming NFT Play-To-Earn khác, Sandbox cho phép người chơi hoá thân thành các nhân vật, trao đổi mua bán các vật phẩm (xe cộ, rồng,…) trên NFT LAND. Ở khái niệm khác, Sandbox còn là hệ sinh thái, nơi mọi người có thể tạo, chia sẻ và tiền tệ hóa các tài sản bên trong game (giao dịch tài sản).  

Với Sandbox, anh em có thể tham gia kiếm tiền bằng nhiều cách khác nhau (players, creators, investors), nguồn thanh khoản đến từ Sandbox Marketplace giúp kết nối người chơi và người sáng tạo.

Sandbox có nhiều đối tác nổi tiếng như Adidas, The Walking Dead để phát hành NFT. Mới đây, Sandbox cũng thông báo vừa nhận được khoản đầu tư trị giá $93 triệu đô tại vòng gọi vốn Series B, dẫn đầu bởi SoftBank.

Thông tin chi tiết về dự án anh em xem thêm tại đây.

Enjin Coin (ENJ)

mDkzamfjsG8ZS2Sqkexq6Ws4 AaO3ZQY1uHglTPHehuOWLhM9MfGtdoLCmHhEsVKwYxEXBsyTO

Enjin (hay Enjin Coin) là một bộ sản phẩm được thiết kế dựa trên công nghệ Blockchain để tối ưu cho các game NFT nói riêng và cả hệ sinh thái NFT nói chung. Hiện tại, Enjin đang hỗ trợ cho hơn 2 tỉ NFT trong thế giới tiền điện tử.

Trong đó, NFT (Non-fungible Token) là loại token có tính độc nhất và không thể bị thay thế bởi những token khác. Một số hình thức NFT thường thấy là Game, Tranh ảnh, Meme,…

Với mục đích tạo ra cộng đồng game với độ minh bạch và bảo mật cao trong thế giới Metaverse của riêng mình, dịch vụ của Enjin cho phép nhà phát triển game tạo ra các trang web, các diễn đàn về game hay các cửa hàng để người chơi có thể mua bán vật phẩm trong game và kiếm tiền.

Enjin mới đây cũng công bố Quỹ Efinity Metaverse trị giá 100 triệu USD. Anh em có thể xem thông tin chi tiết tại đây

Nhận định thị trường Metaverse năm 2022

Năm 2021 là một năm bùng nổ của Metaverse khi thị trường này đã nhận được sự quan tâm chú ý nồng nhiệt của cộng đồng đồng và nhiều ông lớn như Facebook, Microsoft, Nike. Cơ sở hạ tầng blockchain cũng đang phát triển để đáp ứng sự phát triển của thị trường này.

Hàng loạt các nguồn cấp dữ liệu truyền thông xã hội, các phương tiện truyền thông và các diễn đàn như Reddit đăng tải tin tức về việc Facebook trở thành Meta, tiếp theo là một số công ty như Microsoft đến Electronic Arts thông báo kế hoạch xây dựng metaverse và tích hợp các loại token NFT. Hàng loạt các hệ sinh thái khác như Binance Smart Chain, Near Protocol hay Avalanche… cũng đều có những quỹ của riêng mình nhằm hỗ trợ các dự án metaverse.

Tuy nhiên, trong năm 2022 để phát triển, Metaverse sẽ yêu cầu một cơ sở hạ tầng lớn, bao gồm tăng khả năng xử lý dữ liệu, hình ảnh 3D, công nghệ VR, truy cập Internet, v.v.

Metaverse có thể sử dụng VR để mang đời sống thực vào thế giới ảo với nhiều lĩnh vực phổ biến trong trong cuộc sống, bao gồm giải trí, sản xuất, chăm sóc sức khỏe, giao tiếp, thể thao và đào tạo, nhờ vào khả năng tích hợp thế giới thực và ảo. Tuy nhiên, việc ứng dụng như thế nào là vấn đề mà các nhóm CNTT trên toàn thế giới đang nghiên cứu về cả mặt khả thi và khả năng ứng dụng.

Nhận định của các tổ chức lớn và chuyên gia

Năm 2022 được dự báo có thể là năm mọi hãng công nghệ lớn đưa ra nền tảng metaverse của riêng mình, theo Business Insider. Ông lớn phần mềm Microsoft cũng đã rời vạch xuất phát với nền tảng mang tên Mesh, dự kiến hướng tới đối tượng là doanh nghiệp và người lao động làm việc trực tuyến, trong bối cảnh “work from home” tiếp tục là xu thế giữa đại dịch.

Metaverse - Cuộc đua của các “ông lớn” công nghệ năm 2022 - Ảnh 1.

Mark Zuckerberg và Meta sẽ là những người được hưởng lợi từ việc đầu tư metaverse. (Ảnh: Meta)

“Các nền tảng đám mây đang hiện diện ở tất cả mọi nơi, do đó lĩnh vực metaverse cũng sẽ ngày càng quan trọng. Chúng tôi sẽ nỗ lực phát triển tính năng để chúng ngày một hữu ích với mọi người”, ông Brad Smith, Phó Chủ tịch Tập đoàn Microsoft, cho biết.

Từ Trung Quốc, Tencent cũng đã lần đầu đăng ký các thương hiệu liên quan đến Metaverse, nhờ lợi thế là đối tác của các trò chơi vũ trụ ảo hàng đầu thị trường hiện nay như Roblox hay Fortnite.

Ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới Morgan Stanley cũng đưa ra nhận định, metaverse sẽ “dẫn đầu xu hướng đầu tư tiếp theo” trong lĩnh vực công nghệ.

“Metaverse có khả năng thay đổi phương tiện mà chúng ta giao tiếp với những người xung quanh. Không thể phủ nhận là các công ty và nhà phân tích quan tâm đến metaverse nhiều hơn bất kỳ chủ đề nào khác ở thời điểm hiện tại”, theo báo cáo của Morgan Stanley.

Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc được xem là những quốc gia dẫn dầu về xu hướng phát triển metaverse, nhờ vào nền tảng công nghệ mạnh và lượng người dùng trẻ đông đảo. Thế giới mới ở giai đoạn đầu của việc phát triển các metaverse, nhưng với sự đầu tư mạnh mẽ hiện nay, lĩnh vực này đã được kỳ vọng cán mốc giá trị 800 tỷ USD chỉ trong 3 năm tới, theo Bloomberg.

Tổng kết

Về Metaverse trong thị trường Crypto, chúng ta vẫn phải chờ đợi những đột phá của thị trường truyền thống cũng như việc chấp nhận tiền điện tử trên diện rộng. Ngoài ra cũng sẽ cần phải phụ thuộc vào việc nới lỏng các quy định, luật pháp của các quốc gia về crypto trong năm 2022.

Từ đó chúng ta có thể kết luận rằng để Metaverse có thể phát triển:

  • Điều kiện cần: Công nghệ phát triển, đuổi kịp các ý tưởng và khái niệm về Metaverse.
  • Điều kiện đủ: Chấp nhận tiền điện tử trên diện rộng; Hình thành các quy định, luật pháp về tiền điện tử.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan: