Tồn tại được 14 năm, Bitcoin đã có một chặng đường dài để có thể đạt được cột mốc ngày hôm nay. Trên chặng đường đó, không ít lần giá trị của Bitcoin tụt giảm mạnh, làm lung lay niềm tin của mọi người dành cho loại tài sản này. Mặc cho vậy, Bitcoin đã liên tục phát triển và tăng trưởng, mở ra những chân trời mới cho thế giới crypto, đem đến lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Trong bài viết hôm nay, Allinstation sẽ điểm lại những lần BTC giảm mạnh trong quá khứ và tìm hiểu xem chuyện gì đã diễn ra trong những giai đoạn “khó khăn” đó nhé!
Điểm lại các giai đoạn mà Bitcoin điều chỉnh mạnh
Giai đoạn 1: Giảm 85% Từ tháng 08/05/2011 đến 15/11/2011

Chỉ sau vài năm kể từ ngày ra mắt, Bitcoin đã trở thành một phương tiện dành cho việc giao dịch thanh toán, tuy nhiên nó lại phổ biến với những kẻ xấu với các thương vụ phi pháp. Vào ngày 06/11/2014, Silk Road – một trang mua bán ma túy online được sử dụng Bitcoin làm phương thức thanh toán với giá trị hơn 1 tỷ USD, đã bị FBI đánh sập sau 2 năm truy vết. Đây là một trong những lý do thúc đẩy đợt suy giảm của BTC.
BREAKING US authorities shut down Silk Road website, arrest owner
— AFP News Agency (@AFP) October 2, 2013
Tại thời điểm năm 2011, sự xuất hiện của các sàn giao dịch tiền điện tử là vô cùng hiếm. Hơn nữa, thông tin sàn Mt.Gox bị hack còn làm tâm lý của nhà đầu tư lúc đó trở nên sợ hãi hơn.
Đi kèm với đó là những tin tức FUD về Bitcoin cho rằng Bitcoin chỉ là một dự án thất bại. Không khó hiểu khi $BTC phải hứng chịu sự suy giảm mạnh như vậy.
Giai đoạn 2: Giảm 85% Từ 10/04/2013 đến cuối 12/04/2013

Giá điều chỉnh lần này một phần là do BTC đã tăng quá mạnh trước đó nên phải cần phải có nhịp hồi để có thể tăng trưởng sau đó.
Các tin tức FUD nhận xét Bitcoin như một dự án Ponzi lừa đảo tiền người tham gia đã tạo nên tâm lý tháo chạy, thúc đẩy các nhà đầu tư liên tục chốt lời và từ đó tạo ra hiện tượng panic sell.
Các khảo sát lúc bấy giờ cho thấy sự gia tăng và sụt giảm của Bitcoin đang bắt chước theo mô tuýp của bong bóng tài chính đã sụp đổ trước đó của Nasdaq, duy nhất chỉ có điều là mọi thứ diễn ra ở tốc độ nhanh hơn và tương lai cũng sẽ sụp đổ vì thế cũng tác động đến ít nhiều đến tâm lý những nhà đầu tư khiến cho giá Bitcoin giảm.
Giai đoạn 3: Giảm 85% Từ 30/11/2013 đến cuối tháng 1/2015

Giá thường có xu hướng điều chỉnh do trước đó đã phi rất mạnh từ giá $40 bay một mạch hơn $1,150 tương đương tăng nóng gần 30 lần. Nhịp chỉnh này cũng là cần thiết để có thể “tiếp thêm nhiên liệu” cho những lần tăng sau đó.
Giai đoạn này, một phần cũng là do Trung quốc cấm các ngân hàng không cho thực hiện bất kỳ giao dịch nào liên quan tới tiền điện tử, cũng như đã cấm mua bán giao dịch trao đổi và hạn chế các sàn giao dịch tiền điện tử trên thị trường. Từ đó thì các tin FUD Bitcoin liên tục xuất hiện với mục đích là giết chết Bitcoin. Đây cũng là giai đoạn Bitcoin gặp khó khăn nhất vì đã đi vào mùa đông Crypto hơn 2 năm.
Sau thời gian hơn 2 năm được bơm nhiên liệu, Bitcoin đã quay lại “trường đua F1”, với điểm xuất phát là 200$ và nhanh chóng đạp “kịch ga” đẩy Bitcoin tăng đến đích được gần hơn $19,500, chính lúc đó cả thị trường tài chính thế giới ngạc nhiên chứng kiến Bitcoin tăng gần 100 lần, khẳng định được chỗ đứng của Bitcoin trên thị trường tài chính.
Giai đoạn 4: Giảm hơn 85% Từ 18/12/2017 đến cuối tháng 10/12/2018

Những lý do được cho là dẫn tới cú sụp mạnh của BTC trong giai đoạn này có thể nhắc đến như:
- Thứ nhất, Charlie Lee và Emil Oldenburg là 2 ông lớn có tiếng trong thị trường Crypto được cho rằng đã bán hết bitcoin của mình khi đồng tiền này chạm đến ngưỡng hơn 17,000 USD/ Bitcoin.
- Thứ hai, rất nhiều nhà đầu tư chốt lời để có tiền sử dụng trong lễ Noel và ăn mừng tết Tây. Đi kèm với đó là các quỹ đầu tư cuối năm phải chốt lời để có thể tổng kết lời lỗ, trả lương và thưởng dành cho công ty. Thế nên một lượng bán lớn được thực hiện đã làm cho thị trường Crypto điều chỉnh.
- Thứ ba, Đồng Ripple (XRP) là 1 trong Top 5 đồng tiền ảo được giới đầu tư Crypto xem là nơi tránh bão trong thị trường tương tự với Stablecoin cũng chung số phận giảm giá thảm hại trong ngày 22/12/2018. Điều này cũng đã ảnh hưởng tương đối nhiều đến tâm lý của nhà đầu tư, nên dẫn đến bán tháo Bitcoin.
- Thứ tư, việc CME Group (định chế tài chính và sàn giao dịch hàng hóa tương lai lớn nhất thế giới) và CBOE (sàn giao dịch hàng hóa tương lai lớn của Mỹ) chấp nhận đưa đồng bitcoin vào giao dịch phái sinh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giao dịch cơ sở do giới đầu tư có thể bán khống, từ đó giá BTC dễ bị biến động hơn.
- Thứ năm, mã độc Ransomware (Hacker yêu cầu người bị hại thanh toán bằng Bitcoin để có thể lấy lại dữ liệu) được lây lan nhanh chóng qua Messenger của Facebook đã tác động đến tâm lý nhà đầu tư khiến đồng Bitcoin rớt giá mạnh.
- Thứ sáu, nhiều sàn giao dịch tiền điện tử tại Hàn Quốc – quốc gia mà rất nhiều giới đầu tư bị “nghiện” với đồng tiền kĩ thuật số – bị sập và tạm ngưng giao dịch, ảnh hưởng đến giá của BTC.
Giai đoạn 5: Giảm 60% Từ khoảng tháng 03/2020

Lý do chính được cho là cuộc suy thoái kinh tế toàn diện vì đại dịch COVID đã ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả thị trường tài chính thế giới. Một phần là do mọi người bị mất việc, rất nhiều công ty phá sản và với lãi suất của Fed từ 1.5% – 1.75% đã rút khá nhiều dòng tiền ở bên ngoài dẫn đến cú sập mạnh trong thị trường Crypto trong tháng 3.
Sự ảnh hưởng diễn ra tương tự như Bong bóng Dot-com năm 2000 và khủng hoảng tài chính năm 2008. Coronavirus lần này cũng tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính thế giới nói chung và thị trường Crypto nói riêng.
Giai đoạn 6: Giảm gần 55% Từ tháng 4/2021 đến tháng 5/2021

Một vài lý do cho cú sụp bất ngờ này có thể kể đến như:
Elon Musk quay lưng với Bitcoin
Vào ngày 13/05, Elon Musk đột ngột thông báo rằng Tesla đã ngừng chấp nhận thanh toán xe điện Tesla của bằng Bitcoin vì cho rằng Bitcoin tiêu tốn nhiều năng lượng điện, từ đó sẽ gây ra ô nhiễm môi trường.
Trung Quốc cấm các tổ chức tài chính, thanh toán kinh doanh tiền điện tử
Vào ngày 18/05, Trung Quốc đã ra lệnh cấm các tổ chức tài chính và các công ty thanh toán cung cấp bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác. Trước đây vào thời điểm năm 2017, chính quyền Trung Quốc đã từng ban hành lệnh cấm các sàn giao dịch tiền điện tử và ICO.
Mặt khác Trung Quốc cấm đào Bitcoin nhưng chỉ áp dụng với đào dùng năng lượng than đá, vì thế cũng gây ảnh hưởng một phần đến giá trị Bitcoin.
Các quốc gia khác cũng tung những tin tức tương đối không tốt cho thị trường Crypto như: Hoa Kỳ muốn giao dịch trên $10,000 trong thị crypto được báo cáo để đánh thuế nhưng chỉ áp dụng với công ty và người dân đã và đang phải đóng thuế khi dùng crypto…
Margin Call
Bitcoin đã sập rất mạnh chỉ trong vòng tháng 5 dẫn đến rất nhiều người tham gia thị trường bị Margin Call, các nhà đầu tư chỉ có thể bán ngay lập tức để trả nợ vay Margin hoặc để gồng Future dẫn đến giá đã giảm rất sâu.
Giai đoạn 7: Giảm 60% từ cuối tháng 11/2021 đến tháng 5/2022

Các nguyên nhân chính dẫn đến sự điều chỉnh này:
- Ngày 14-15 tháng 12: FED đã phát hành các tài liệu dự báo cập nhật và duy trì các dự báo kinh tế đến năm 2024 dự đoán rằng tỷ lệ lạm phát là 2.6% vào năm 2022, 2.2% vào năm 2023 và 2.1% vào năm 2024. Kết hợp với tôn trọng kháng cự cũ trước đó đã dẫn tới Bitcoin điều chỉnh mạnh.
Một phần kết hợp với phân tích kĩ thuật và tâm lý thị trường do khi Bitcoin đã thủng hỗ trợ $53,300 trước đó đã tạo ra một kháng cự tâm lý, dẫn đến việc nhà đầu tư bán tháo và rút bớt dòng tiền ra khỏi thị trường.
- Ngày 25-26 tháng 1: Điều kiện thị trường lao động được cải thiện và tỷ lệ lạm phát tăng cao dẫn đến việc FED cho biết họ dự kiến có thể sớm nâng lãi suất.
- Ngày 15-16 tháng 3: FOMC nâng mục tiêu lên 0.25% đến 0.5% và cho biết họ dự đoán sẽ tăng lãi suất hơn nữa, đồng thời giảm lượng nắm giữ tích lũy trong chương trình.
- Ngày 3-4 tháng 5: FOMC tiếp tục tăng lãi suất thêm 0.5%, chuyển mục tiêu lên 0.75% -1% kết hợp với lạm phát CPI 8.3%, cao hơn kỳ vọng 8.1%
- Ngày 5 tháng 5 trở đi: UST mất peg mạnh, LUNA được đúc ra ồ ạt khiến cho 2 đồng tiền này sụp đổ. Đương là 1 dự án đứng trong top 10 của thị trường crypto, sự sụp đổ của LUNA đã khiến cho tâm lý thị trường sợ hãi, điểu chỉnh mạnh xuống dưới mức hỗ trợ $37,500 và liên tục giảm mạnh cho đến nay.
Tổng kết
Qua bài viết trên, mình đã điểm ra cho anh em biết về lý do của các đợt sập giá mạnh nhất trong thị trường Crypto, tuy nhiên anh em nên lưu ý rằng tin tức thường được công bố chỉ để hợp thức hóa đường giá và chúng ta, những nhà đầu tư nhỏ lẻ, khó có thể tiếp cận được những thông tin sớm để phản ứng kịp thời.
Anh em có thể thấy tin tức sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và có thể kiến giá tăng mạnh cũng như sập mạnh như thế nào, vì thế hãy quản lý vốn thật tốt, trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!