Aa
Bookmark (0)
ClosePlease loginn

Ảnh hưởng của NFT đối với ngành âm nhạc hiện nay

Sự phát triển của NFT đang dần chuyển đổi các phương tiện truyền thông từ vấn đề định dạng và mô hình kinh doanh truyền thống sang các mô hình kỹ thuật số. Các NFT nghệ thuật đã có những hoạt động sôi nổi trong các mảng như ảnh cá nhân, bộ sưu tập tổng hợp, công cụ trực quan hoá, tác phẩm kỹ thuật số, vật phẩm trong game… Ngoài lợi nhuận ra, những chủ sở hữu các NFT nghệ thuật thường nhận ra giá trị nội tại đến từ khía cạnh nghệ thuật và đến từ các nghệ sĩ, giúp cho các bộ sưu tập lớn vẫn nhận được nhiều sự chú ý mặc dù không có nhiều tính thanh khoản.

Kết hợp NFT vào thị trường âm nhạc chỉ ra một tình huống phức tạp hơn nhiều khi nó liên quan đến nhiều lớp sáng tạo và nhiều bên trung gian để có thể sản xuất ra một tác phẩm. Tuy nhiên, các nghệ sĩ và những người xây dựng vẫn đang cố gắng tìm hiểu tác động của NFT đối với thị trường này bởi vì NFT có tiềm năng mang lại nhiều cơ hội hơn cho các nghệ sĩ, mở khoá thêm nhiều kênh doanh thu và những lợi ích bổ sung để thu hút người hâm mộ tham gia.

Thị trường đang nhanh chóng hình thành một sự đồng thuận – NFT sẽ tái cấu trúc toàn bộ ngành công nghệ âm nhạc, đầu tiên bằng cách thay đổi cách mà âm nhạc được tạo ra và sử dụng.

Các bên trung gian trong ngành công nghiệp âm nhạc

Các tác phẩm nghệ thuật nếu được chuyển trực tiếp từ người sáng tạo đến người tiêu dùng sẽ là lý tưởng nhất, tuy nhiên trong thực tế thường không phải vậy bởi vì những vấn đề về mặt phân phối và nhận diện. Trong ngành công nghiệp âm nhạc truyền thống, có hai bên trung gian mà nghệ sĩ thường phụ thuộc vào: hãng thu âm và dịch vụ phát trực tuyến. Tuỳ thuộc vào mỗi kiểu nghệ sĩ, họ sẽ có những cách tiếp cận khác nhau để kiếm tiền từ tác phẩm của họ.

yFZ6cIuYYixywovpwaG93DAFRJwj hpWsvBBjWRta1LPZoBHiCQSMTO8HleKJMg VFDjgDFYwX4TosYkARtdPh Jod5X y4DNZhwk xKWhVsIk5SOS2KBIiPu4UPFz vLerSYWH

Kyle Samani, Hội viên Quản lý tại quỹ đầu tư Multicoin Capital, nhận định rằng có thể coi các hãng thu âm như một quỹ đầu tư mạo hiểm – ví các nghệ sĩ như một công ty khởi nghiệp rủi ro cao. Môi trường âm nhạc hiện tại rất độc tài khi chỉ có ba hãng thu âm lớn là Universal Music Group, Sony Music và Warner Music Group, quyết định ai sẽ là nghệ sĩ lớn nhất trên thế giới. Ba ông lớn này đã tạo ra hơn 20 tỷ đô la vào cuối năm 2021.

DAO sưu tập: sự thay thế cho các hãng thu âm?

DAO sưu tập ngày càng trở nên phổ biến, với các nhóm người tập hợp lại với nhau cùng huy động và triển khai vốn vào các NFT âm nhạc. Bản thân người hâm mộ và các nhà sưu tập có thể lựa chọn nghệ sĩ nào sẽ “thành công” thông qua việc đầu tư trực tiếp vào họ, do đó đặt câu hỏi về sự cần thiết của hãng thu âm.

Khi các nghệ sĩ bắt đầu sử dụng nhiều kênh Web3 cho các tác phẩm của họ, nhu cầu của nghệ sĩ về các hãng âm nhạc sẽ không biến mất đi, thay vào đó, các hãng âm nhạc sẽ phải phát triển để phù hợp hơn với các nghệ sĩ. DAO sưu tập sẽ đóng vai trò trong việc xác định xem nghệ sĩ nào sẽ trở thành xu hướng, tạo ra một mô hình người hâm mộ mới với nhiều DAO và người hâm mộ có thể tác động đến quyết định này.

Đã xuất hiện nhiều DAO sưu tập tập trung vào việc quản lý và hỗ trợ các nghệ sĩ theo nhiều cách khác nhau. Flamingo DAO đang sở hữu danh mục trị giá hơn 1 tỷ USD và là một trong những nhà đầu tư sớm của nhiều dự án NFT có giá trị lớn. Noise DAO, dưới sự bảo trợ của Tribute Labs, đang hướng tới việc thu thập các NFT âm nhạc nhưng cũng tham gia vào các nỗ lực tuyển dụng và phát triển nghệ sĩ.

t7KutYbzFgbv6gbyep51G4Fhf bJ8M Dt4jrwH78B3Arj BQJO0gDO1Mgx40MgnZnknG x1d R JSwKWu2

Các hãng thu âm hiện nay hoàn toàn nắm giữ nhiệm vụ giám tuyển vì họ chịu trách nhiệm tìm kiếm và tài trợ cho những tài năng mới, cuối cùng những tài năng này sẽ làm ra các sản phẩm âm nhạc mà chúng ta sử dụng. Tuy nhiên trong tương lai, dần dần các DAO sưu tập sẽ hoạt động như một hãng thu âm, đảm nhận tất cả các công việc này vì đầu tư vào NFT thường là đầu tư vào người sáng tạo ra nó.

Các dịch vụ Web3 phát trực tuyến

Các dịch vụ phát trực tuyến thường trả cho các nghệ sĩ rất thấp, chỉ có những nghệ sĩ hàng đầu được hưởng lợi nhất. Apple Music trả cho các nghệ sĩ 0.01 USD cho mỗi lượt phát, đối với Spotify thì con số này là 0.003 USD. Audius, một nền tảng phát trực tuyến Web3, trả gần 0.35 USD cho mỗi lượt phát nhờ cấu trúc token AUDIO của nền tảng.

The highest streamed track on Audius has 500k streams, while Spotify has 3B. Given that the latter is a household app, artists can do well by Audius in addition to traditional streaming channels.

ZKIP2nbm8ssj5GZ P4AjTs6oI6bjlo 1brC5kRAemaydD3bUbqpjGden8KLJoQvFCLkBoDrin0fM7hOVWl2uR9WnMc0D9MJWl5JdK8r0Y7t1gXpAPP06AefJPQyDK K k cFHa2w

Phát trực tuyến âm nhạc là một ngành quan trọng nhưng chỉ là một phần nhỏ của doanh thu ngành đến được tới các nghệ sĩ. Các nền tảng phát trực tuyến Web3 như Audius sẽ tạo cơ cấu doanh thu tốt hơn cho các họ.

Một cú hích toàn ngành mang tên NFT

Khi âm nhạc chuyển đổi từ analog sang kỹ thuật số nó đã thay đổi mãi mãi. Cho đến khi đại dịch Covid-19 ập tới, Internet đã thúc đẩy sự chuyển dịch từ băng cassette, CD và video nhạc sang thế giới phát trực tuyến, và bây giờ là âm nhạc trên NFT.

Một cách dễ dàng để sử dụng NFT cho âm nhạc là lấy các bản nhạc hoặc toàn bộ album và mã hóa chúng. NFT tạo ra vô số cơ hội để các nghệ sĩ suy nghĩ lại về mô hình sáng tạo và phân phối của họ. Việc đúc ra và bán đấu giá một bản nhạc mới chỉ là một trong vô vàn cách mà NFT tạo cơ hội cho các nghệ sĩ và âm nhạc phát triển. Dưới đây là một số ứng dụng của NFT rất đáng hứa hẹn.

Quyền sở hữu bản thu/ album

Hầu hết các thị trường NFT đều cho phép bán trực tiếp các tệp âm thanh, do đó các nghệ sĩ có thể bán phiên bản 1:1 hoặc xuất bản của các bài hát đơn và album. Catalog cho phép các nghệ sĩ đúc ra các bản ghi đơn lẻ và album dưới dạng NFT, cho đến nay đã có gần 622 bản ghi được bán trên nền tảng này với giá trung bình là 2,311 USD.

Mã hoá tiền bản quyền

Sự thành công của một nghệ sĩ sẽ được chia sẻ cho các nhà đầu tư dưới dạng chia sẻ doanh thu tiền bản quyền. Royal cho phép người hâm mộ mua lại tiền bản quyền được mã hoá (dưới dạng token) để kiếm được phần chia doanh thu khi các nhà cung cấp dịch vụ phát trực tuyến trả tiền cho nghệ sĩ. Người hâm mộ cũng có thể giao dịch những token này bên ngoài nền tảng cũng như kiếm được lợi ích độc quyền khi nắm giữ chúng.

Social token dành cho âm nhạc

Social token cho phép các nghệ sĩ dần dần “phi tập trung hóa” chính họ. Với việc ra mắt token và hình thành DAO xung quanh token đó, các nghệ sĩ có thể nâng cao trải nghiệm và tương tác của người hâm mộ. RAC là một nghệ sĩ và nhà sản xuất đã tận dụng cơ hội này để tạo ra racOS, nơi mà RAC cung cấp cho các chủ sở hữu token những sản phẩm độc quyền.

Sáng tạo âm thanh

Đây là một cách khác mà NFT âm nhạc có thể thu hút người hâm mộ tham gia nhiều hơn vào quá trình tạo ra âm nhạc thực tế, có thể trao họ khả năng sở hữu các bản nhạc của nghệ sĩ và sản xuất các bản remix của riêng họ. SoundMint đã hợp tác với DJ Kloud để ra mắt một bộ sưu tập các trình hình ảnh hóa được ghép nối với một loạt các đoạn nhạc, cho phép nhà sưu tập hoán đổi âm thanh từ NFT của họ để tạo ra các bản nhạc / âm thanh mới.

Những thử thách mà NFT âm nhạc phải đối mặt

Với việc đây vẫn còn là một ý tưởng mới và một phương pháp kiếm tiền mới, có một số vấn đề khiến việc làm việc với NFT âm nhạc trở nên kém lý tưởng. Trong số 1.4 triệu nhà đầu tư OpenSea đang hoạt động, chỉ có 500 nhà sưu tập NFT âm nhạc duy nhất trên Ethereum vào cuối năm 2021, theo nghiên cứu âm nhạc DAO Water & Music, và họ có xu hướng là những nhà đầu tư NFT giàu có, thu hút những nghệ sĩ đã thành danh.

Khả năng khám phá hạn chế

Vấn đề về khám phá âm nhạc cho các nghệ sĩ sẽ tiếp tục phụ thuộc vào các kênh chính thống phổ biến như TikTok, Youtube… Với các nghệ sĩ mới chỉ tập trung vào NFT, khả năng khám phá sẽ bị hạn chế vì không có nhiều người dùng trên các nền tảng này so với các dịch vụ hiện tại. Mặt khác, các nghệ sĩ như 3LAU và Steve Aoki đã có sẵn một lượng khán giả mà họ có thể dễ dàng tìm đến để mua các tác phẩm của họ.

Rủi ro/lợi ích cho những nghệ sĩ đã thành danh

Snoop Dogg gần đây đã ra mắt một băng từ trên OpenSea và chất lượng không đạt tới những gì người hâm mộ có thể mong đợi. Dù các nghệ sĩ này có thể kiếm được lượng doanh thu phụ đáng kể từ NFT, họ sẽ không dành nhiều thời gian để duy trì cộng đồng hoặc cung cấp các tiện ích xung quanh NFT của họ bởi vì họ có khả năng sinh lợi nhiều hơn khi có một cộng đồng người hâm mộ rộng lớn, hơn là chỉ một số người nhất định sở hữu NFT.

Liên quan: Snoop Dogg ra mắt bộ sưu tập NFT trên Cardano

Ngoài ra, nhiều nhà sưu tập chỉ là các cá voi NFT, điều này sẽ gây khó khăn cho các nghệ sĩ để xác định xem âm nhạc của họ có hợp xu hướng hay không.

Vấn đề về bản quyền âm nhạc

Có thể không rõ ràng đối với người tiêu dùng, nhưng các quy trình của ngành công nghiệp âm nhạc hiện tại khá cổ hủ và phức tạp, với một số loại quyền và tiền bản quyền ràng buộc với quyền sở hữu âm nhạc.

Ví dụ: khi công ty mẹ của Scooter Braun mua lại một hãng thu âm, các bản chính cho các album của Taylor Swift đã được bán và Taylor Swift phải thu âm lại các album của cô ấy. Bản chính là bản ghi âm gốc của một bản nhạc hoặc album và chủ sở hữu có quyền hợp pháp để kiếm tiền từ chúng. Trong trường hợp trên, hãng thu âm đã từ chối bán bản quyền âm nhạc cho nghệ sĩ. Những tình huống như thế này là phổ biến và các hãng thu âm vẫn nắm nhiều quyền lực đối với các nghệ sĩ.

Mặc dù hợp đồng thông minh cung cấp khả năng công khai các thỏa thuận và điều khoản cũng như phân phối tiền bản quyền theo chương trình, quyền âm nhạc vẫn rất phức tạp và việc đưa chúng lên Blockchain không nhất thiết giải quyết được vấn đề cơ bản. Opulous cung cấp khả năng cho mọi người giao dịch cổ phần bản quyền âm nhạc và cũng cung cấp các khoản vay DeFi được hỗ trợ bởi tài sản âm nhạc thế giới thực và tiền bản quyền. Đội ngũ đã phát hành chứng khoán NFT âm nhạc (S-NFT) của họ trên Republic, cho phép Lil Pump và KSHMR đưa cổ phần vào tiền bản quyền của họ và cung cấp chúng dưới dạng NFT. Theo Water & Music, nhóm đã không đăng ký S-NFT với SEC, điều này có thể sẽ trở thành một vấn đề trong tương lai, do tất cả các hoạt động hiện tại và các quy định mơ hồ.

Tổng kết

Mặc dù có nhiều khó khăn cần được giải quyết, âm nhạc sẽ tiếp tục khám phá các sáng kiến mới mẻ. Các hãng thu âm và nghệ sĩ lớn đã và đang thử nghiệm trên nhiều Blockchain và nền tảng khác nhau. Nhất là khi thị trường NFT nói chung đang phát triển mạnh, các nền tảng Web3 đang dần giới thiệu các nghệ sĩ lớn (Steve Aoki, Diplo…), tương lai sẽ rất rộng mở cho NFT âm nhạc.

Các nghệ sĩ có các phương pháp mới để kiếm tiền và người hâm mộ có khả năng trở thành những nhà đầu tư thực sự. Trong ngành công nghiệp âm nhạc mới, cải tiến, chúng ta sẽ thấy các nghệ sĩ có lại quyền kiểm soát các dòng doanh thu và nghệ thuật của họ cũng như chia sẻ nó với người tiêu dùng, người hâm mộ của họ.

Hy vọng Allinstation đã cung cấp cho anh em những thông tin bổ ích về NFT trong thị trường âm nhạc hiện nay, từ đó anh em có thể nắm bắt được những xu hướng mới và tìm kiếm được những cơ hội đầu tư nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *