Chắc hẳn đối với anh em, NFTs đã không còn là một khái niệm xa lạ khi nó ngày càng trở nên phổ biến và được đón nhận rộng rãi. Với những đặc trưng riêng, anh em có thể dễ dàng tạo và bày bán NFTs trên các Marketplace mà không cần biết lập trình hay thao tác gì phức tạp.
Trong bài viết này, Allinstation sẽ hướng dẫn anh em tạo và giao dịch NFTs nhé!
NFT là gì?
Bộ sưu tập NFT Bored Ape Avatars với giá bán cao ngất ngưởng
NFTs là viết tắt của Non Fungible-Token (tạm dịch là token-không-thể-thay-thế). Nếu để nguyên, thì nghe cụm từ “Fungible” với “Non-Fungible” nghe rất phức tạp. Tuy nhiên, nếu lấy ví dụ thực tế, thì chúng ta sẽ dễ hiểu hơn.
Ví dụ với Bitcoin, hay đơn giản hơn là Vàng, chúng là các Tài sản có thể thay thế (Fungible Assets). Tức là, 1 Bitcoin là 1 Bitcoin. 1 Lượng Vàng là 1 Lượng Vàng. Nếu mình vay của bạn 1 Bitcoin, mình có thể trả lại bạn 1 Bitcoin hoặc 2 phần 0.5 Bitcoin, hoặc 10 phần 0.1 Bitcoin. Miễn sao đến cuối, bạn nhận lại được 1 Bitcoin.
Tương tự, nếu mình vay bạn 1 tờ 100$, thì đến lúc trả nợ, mình có thể trả bạn 5 tờ 20$, không quan trọng việc mình có trả lại bạn đúng tờ 100$ đấy hay không.
Tuy nhiên, với các tài sản Non-Fungible thì khác. Ví dụ, bức tranh Starry Night của Van Gogh là 1 tài sản Non-Fungible. Nó có giá trị vì tính quý hiểm của nó. Nếu bạn “nợ” tôi bức tranh Starry Night, bạn không thể đem tiền hay 1 bức tranh giống thế trả tôi được. Nó phải là bức tranh đó, do chính tay Van Gogh vẽ vì nó không thể bị thay thế.
Thông tin chi tiết về đặc điểm và tiềm năng của NFT, anh em có thể tham khảo trong bài viết này nha https://allinstation.com/kien-thuc/zero-to-hero/nfts-la-gi-nhung-dieu-can-biet-ve-nfts
Việc tạo và bày bán NFTs có thu được lợi nhuận không?
Trước khi đến bước tạo và bày bán NFT, chắc hẳn anh em sẽ tự hỏi rằng vậy tại sao việc tạo và bày bán NFTs lại thu được lợi nhuận? Anh em đã từng nghe về những bức tranh hay bộ sưu tập NFTs được bán với giá hàng chục triệu đô la.
NFT có trị giá 91,8 triệu đô la vào năm 2022 mang tên “Merge” của nghệ sĩ kỹ thuật số có bút danh Pak.
Hay năm 2021, bộ sưu tập Everydays: 5000 Days First NFT của nghệ sĩ Mike Winkelmann, được biết đến với cái tên Beeple, là một cuộc đấu giá rất đắt khác và được bán với giá 69,3 triệu đô la.
Nhưng họ đều là những nghệ sĩ nổi tiếng, vậy làm sao để mình có thể thu được lợi nhuận?
Là một người bình thường, anh em vẫn có thể có khả năng kiếm lời với NFTs vì thị trường NFTs vô cùng rộng lớn, sản phẩm của chúng ta có thể lọt vào “mắt xanh” của một nhà đầu tư nào đó. Hoặc nếu anh em có bạn bè làm nhà sáng tạo nghệ thuật hay nghệ sĩ, việc giúp đỡ bạn mình bày bán sản phẩm dưới dạng NFTs cũng làm sản phẩm được tiếp cận với nhiều người hơn.
Một ví dụ điển hành là một nam thanh niên tên Ghozali Everyday, 23 tuổi người Indonesia đã kiếm được xấp xỉ 1,3 triệu đô la (398 ETH theo giá token ETH ngày 31/03/2022), nhờ việc chuyển những tấm ảnh selfie chụp trước máy tính của mình trong khoảng thời gian từ 2017-2021 thành NFT rồi sau đó bán chúng trên Opensea.
Bộ sưu tập được ra mắt vào ngày 9 tháng 1 năm 2022 với giá 3 đô la cho mỗi bức tranh. Giá sàn nhanh chóng đạt 0,9 ETH (khoảng 3.000 đô la) mỗi NFTs sau đó sụt giảm và hiện đang được giao dịch ở mức $300.
Cho đến 14 tháng 1 năm 2022, tổng khối lượng giao dịch của bộ sưu tập trên OpenSea là 314 ETH, tương đương hơn 1 triệu đô la. Hiện tổng khối lượng giao dịch đạt 398 ETH, vẫn có người mua và bán NFT của anh chàng này mỗi ngày.
Làm thế nào để biến tác phẩm nghệ thuật của mình thành NFT?
Nếu anh em đã tự hỏi liệu có nên chuyển đổi nghệ thuật của mình thành một NFT hay không, câu trả lời rõ ràng là, “có, tại sao không thử.” Quá trình tạo ra một NFT không phức tạp, tốn kém và không kỹ thuật. Tất cả những gì nó yêu cầu là một bộ kỹ năng sáng tạo và một máy tính cá nhân.
Một lần nữa, cần lưu ý rằng NFT có thể chuyển đổi không chỉ hình ảnh mà còn cả bài hát, video, GIF và các sản phẩm kỹ thuật số khác. Vì vậy, trước tiên, anh em cần phải chọn một lĩnh vực nghệ thuật thích hợp và phù hợp với bạn nhất. Tùy thuộc vào điều này, anh em sẽ hiểu mình sẽ cần những kỹ năng nào để trở thành một nhà sáng tạo NFT thực sự.
Ví dụ: là một nghệ sĩ đồ họa, bạn sẽ được yêu cầu sử dụng các công cụ chỉnh sửa đồ họa như Adobe Illustrator, Adobe Photoshop, MS Paint, CorelDraw và các công cụ tương tự. Anh em cũng có thể thử các cách thay thế như mô hình ba chiều (3D). Nếu chọn hoạt hình 3D, anh em sẽ phải sử dụng các công cụ tạo mô hình 3D như Blender hoặc Cinema 4D để thiết kế đồ họa hoạt hình và các nhân vật sau đó sẽ được chuyển đổi thành NFT.
Sau đó, anh em sẽ cần lên ý tưởng độc đáo cho tác phẩm nghệ thuật đơn lẻ của mình hoặc có thể là một bộ sưu tập đầy đủ và suy nghĩ về nội dung mà cuối cùng nó sẽ chuyển thành.
Quy trình tạo và bày bán NFTs
Quá trình tạo ra chúng được gọi là đúc tiền (minting). Về cơ bản, nó là hành động xuất bản một phiên bản duy nhất của mã thông báo trên blockchain. NFT được đúc sau khi phiên bản duy nhất được tạo ra, tương tự như cách đồng tiền kim loại được tạo ra và đưa vào lưu thông.
Sau quy trình này, tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số cụ thể trở nên an toàn và chống giả mạo, cũng như khó bị thao túng. Kể từ khi vật phẩm kỹ thuật số này trở thành NFT, giờ đây nó có thể được mua, bán và theo dõi, kể cả khi nó được bán lại hoặc thu hồi.
Đối với các nghệ sĩ, đúc NFT thành nghệ thuật kỹ thuật số là cách mới để kiếm tiền từ tác phẩm của họ. Trên hầu hết các thị trường NFT, các nghệ sĩ có thể lập điều khoản tiền bản quyền khi đúc tiền để việc bán tác phẩm thứ cấp của họ sẽ tạo ra thu nhập thụ động cho họ. Nếu nhu cầu về tác phẩm nghệ thuật tăng lên và trở nên nổi tiếng và tăng giá trị, các nghệ sĩ có thể hưởng lợi từ nó. Có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đã tạo NFTs và bán, như Snoop Dogg, Paris Hilton, Shawn Mendes…
The Doggy Dogg Drop. Friday 4pm PST. pic.twitter.com/23i33lukzs
— Snoop Dogg (@SnoopDogg) March 31, 2021
Minting là một quy trình tự động được cung cấp trên hầu hết các thị trường NFT. Anh em sẽ cần thực hiện một số bước đơn giản được đề cập bên dưới:
Lựa chọn NFT Marketplace để tạo và bày bán NFTs
Có thể nói là thị trường NFT Marketplace vô cùng đa dạng, xuất hiện trên nhiều Blockchain khác nhau, mức phí khác nhau,.. Điều quan trọng là anh em cần biết liệu nền tảng này có được quản lý hay không hay là nền tảng tự phục vụ và chọn nền tảng phù hợp nhất, được nhiều người truy cập và thân thiện với người dùng.
Nền tảng NFT dựa trên tự phục vụ hoặc không được quản lý cung cấp quyền truy cập miễn phí cho tất cả các nghệ sĩ. Để tải NFT lên chúng, anh em chỉ cần đăng ký qua ví tiền điện tử và trả phí giao dịch để đúc NFT. Phổ biến nhất là các thị trường NFT tự phục vụ đại chúng như OpenSea và Rarible.
Các nền tảng NFT được tuyển chọn có nhiều lựa chọn hơn về các nghệ sĩ. Để đăng ký và bắt đầu đúc tác phẩm trên các nền tảng này, anh em sẽ cần gửi đơn đăng ký với tất cả các chi tiết về bộ sưu tập NFT và trải nghiệm nghệ thuật trước đây của bạn.
Một nhược điểm có thể nhìn thấy khác của các thị trường NFT được quản lý là thời gian chờ đợi lâu để đưa ra quyết định của các chuyên gia. Tuy nhiên, do tiêu chí lựa chọn nghiêm ngặt này, hầu hết các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số hàng đầu đều được trưng bày trên các nền tảng như vậy để người mua tin tưởng hơn vào các nghệ sĩ cộng tác với các nền tảng này. Một số nền tảng được quản lý nổi tiếng là SuperRare và Nifty Gateway.
Bảng xếp hạng các NFT Marketplace trong 30 ngày, theo Dapp Radar https://dappradar.com/nft/marketplaces
Sau đây mình sẽ thử tạo và bày bán NFTs trên Opensea nhé!
Bước 1: Truy cập website https://opensea.io/ và kết nối ví
Ví tiền điện tử là một công cụ mà anh em bắt buộc cần để truy cập nền tảng NFT, ký giao dịch và quản lý số dư của mình.
Trước khi thiết lập, anh em cần đảm bảo rằng ví phù hợp với mạng lưới (blockchain) được sử dụng trên nền tảng NFT mà bạn định sử dụng. Có thể là Solana, Binance Chain hay Ethereum, Avalanche,… anh em lưu ý nhé!
Bước 2: Tạo NFT
Sau khi kết nối ví, anh em nhấn vào chữ “Create” để tạo NFT cho mình nhé!
Mình chỉ cần tải file lên, sau đó điền tên và vài dòng mô tả ngắn gọn cho NFTs. Anh em cũng có thể cho NFTs vào một bộ sưu tập.
Anh em nhớ chọn Blockchain nhé, trên Opensea sẽ có 2 option là Ethereum hoặc Polygon.
Bước 3: Cách thức bán NFTs
Sau khi đúc NFT thành công, anh em có thể thoải mái đưa ra mức giá và bán NFTs của. Hầu hết các nền tảng NFT đều có tính năng chọn phương thức bán hoặc tùy chọn đặt giá cho NFT.
Bán và đấu giá theo giá cố định hiện là hai cách chính để bán NFT. Bán hàng theo giá cố định được coi là cách dễ nhất cũng như khá minh bạch và trực tiếp. Để bán NFT mới đúc, anh em sẽ chỉ cần xác định giá muốn bán nó. Một số nền tảng cũng yêu cầu đặt tỷ lệ tiền bản quyền, số tiền anh em sẽ nhận được trong trường hợp bán tác phẩm nghệ thuật của bạn trong tương lai. Ví dụ như với Opensea thì khi bán anh em sẽ mất 2,5% phí dịch vụ.
Một cách khác để bán NFT là thông qua đấu giá để người mua có thể duyệt và đặt giá thầu trên tác phẩm kỹ thuật số.
- Loại thứ nhất là đấu giá kiểu Anh, đấu giá theo giá tăng dần mà cuối cùng người trả giá cao nhất sẽ thắng. Đấu giá theo thời gian là một hình thức đấu giá cụ thể khi một NFT có thể được đặt giá thầu trong một khoảng thời gian xác định và cuối cùng, người sưu tập đã gửi giá thầu cao nhất đã thắng.
- Loại thứ hai là đấu giá kiểu Hà Lan, đấu giá theo giá giảm dần, trong đó giá giảm xuống cho đến khi ai đó mua NFT.
Việc lựa chọn cách bán NFT nào là tùy thuộc, mỗi cách đều có ưu và nhược điểm riêng tùy thuộc vào nhu cầu của anh em. Nếu NFTs không bán được, anh em đừng nản lòng mà hãy suy nghĩ nguyên nhân và đưa ra những điều chỉnh về thời gian, giá bán,… nhé.
Đây là NFT mình đã tạo. Khi muốn bán, mình chỉ cần nhấn vào chữ “Sell”, sau đó đưa ra mức giá bán, thời gian bán (Duration), ấn “Complete Listing” và thế là xong!
Tổng kết
Trong bài viết trên, mình đã giới thiệu cho anh em cách tạo và bày bán NFTs trên NFT Marketplace. Hy vọng những thông tin này là hữu ích với anh em, cảm ơn anh em đã quan tâm theo dõi!
Muốn nhận tin tức sớm nhất về thị trường và các dự án? Anh em hãy tham gia tại đây nhé.