GameFi là một mảnh ghép đáng chú ý trong thị trường crypto. Là sự kết hợp giữa mô hình giải trí và kiếm tiền, GameFi được coi là mảnh đất sinh lời tiềm năng đối với các nhà đầu tư.
Thời điểm “Uptrend” năm sau đây nhiều khả năng sẽ không bỏ qua cơn sóng tăng lớn đối với lĩnh vực này. Vì thế, những giả thuyết có phần “thú vị” được đặt ra bởi Allinstation có thể giúp cho chúng ta có những góc nhìn khác về thị trường này.
Khác nhau giữa GameFi và Game truyền thống
- GameFi
Trong hầu hết trường hợp, trò chơi điện tử truyền thống không cho phép người chơi kiếm tiền hoặc kiểm soát tài sản bên trong trò chơi, vì chúng thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của công ty trò chơi. Ngược lại, trò chơi P2E (Play-to-Earn) có thể mang lại cơ hội cho người chơi kiểm soát hoặc sở hữu tài sản trong trò chơi và thậm chí kiếm tiền từ nó.
Đọc thêm: GameFi là gì?
Tuy nhiên, cách mà trò chơi P2E hoạt động và cơ hội kiếm tiền có thể thay đổi tùy theo mô hình kinh doanh và thiết kế của từng dự án.
Ngoài ra, người dùng cũng có thể stake token của trò chơi để tham gia quá trình quản trị dự án. Nó giúp bảo vệ chống tham nhũng và đảm bảo cộng đồng hài lòng với các bản cập nhật của trò chơi.
Trong trò chơi dựa trên blockchain, mỗi tương tác cũng được ghi lại trên blockchain => Đảm bảo rằng dự án là công bằng và minh bạch.
Cuối cùng, GameFi khó chơi hơn đối với hầu hết mọi người vì người dùng cần có kiến thức cơ bản về một loạt thứ như ví tiền điện tử, kiến thức về giao dịch tiền điện tử, phí gas và đầu tư ban đầu để chơi.
- Game truyền thống
Các trò chơi truyền thống trước đây được tập trung hóa, tất cả dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ và nhà sản xuất trò chơi có thể thay đổi bất kỳ dữ liệu nào liên quan đến trò chơi.
Mọi thứ, bao gồm nhân vật, giao diện, vũ khí, thậm chí cả mã hóa và trải nghiệm liên quan đến trò chơi, đều không thể được sử dụng trong các trò chơi khác, đó được coi là một thế giới hoàn toàn độc lập.
Dù vậy, các trò chơi truyền thống vẫn có thể mang lại tính nhất quán và khả năng mở rộng cao hơn. Chẳng hạn, công nghệ blockchain của GameFi không có khả năng xử lý một trò chơi lớn với hơn 110 triệu người chơi hàng tháng như Liên minh huyền thoại.
=> Vẫn cần một bộ máy lưu trữ tập trung toàn bộ dữ liệu, nhưng ngoài ra một vài dữ liệu cũng có thể được đem lên blockchain.
Do người chơi dựa trên blockchain vẫn xem chúng như một khoản đầu tư hơn là giải trí, nên ít nhất ở thời điểm hiện tại, trò chơi truyền thống vẫn có thể mang lại giá trị giải trí tuyệt vời hơn.
Điều kiện để GameFi trở thành trend
Đọc thêm: Điều kiện để GameFi trở thành trend năm 2024
Sẽ ra sao nếu các game truyền thống “crypto hóa”?

Đã ai đặt giả thuyết liệu một tựa game truyền thống bình thưởng có thể “crypto hóa”? Cùng nghía qua một vài phân tích dưới đây nhé!
Giả thuyết 1: Chuyển đổi từ game thường lên toàn bộ hệ sinh thái blockchain
- Sẽ rất tốn kém nếu như game truyền thống chuyển lên hệ sinh thái blockchain
Đồng ý. Việc chuyển hệ điều hành tập trung thành một nền tảng phân tán phí tập trung đòi hỏi sự thay đổi toàn diện về đội ngũ vận hành, công nghệ lẫn có chi phí.
Thêm nữa, việc chuyển trò chơi lên blockchain cũng tạo ra những rào cản đáng kể với những người chơi phi crypto như ví tiền điện tử, giao dịch tài sản, phí gas, trượt giá,…
- Lượng người chơi để kiếm tiền sẽ đổ về dự án thay vì là những người tham gia vì gameplay
Việc blockchain hóa sẽ làm cản trở những người chơi tham gia game vì nội dung của nó, đặc biệt đối với những người “cày chay” (chơi mà không chi tiền).
Chuyển đổi thành thể loại Play-to-earn (P2E) cũng đồng thời thay đổi tệp khách hàng, biến trò chơi thành một cỗ máy kiếm lợi nhuận và vòng xoáy sẽ liên tục diễn ra cho đến khi trò chơi dần trở nên lạm phát. Đến một thời điểm nhất định, khi trò chơi không còn đem lại ROI đủ ngon ăn sẽ không còn người chơi trung thành để xoay vòng.
Những tựa game với hàng triệu người chơi mỗi tháng như Liên Minh Huyền Thoại, Fifa,… không cần đánh đổi lượng người dùng và lợi nhuận để lấy cách vận hành trên.
Giả thuyết 2: Game vẫn được lưu trữ dữ liệu trên máy chủ tập trung nhưng hoạt động nhờ nền kinh tế tiền điện tử
- Vậy nếu như hệ điều hành của trò chơi được xây dựng tập trung, gameplay tương tự như game truyền thống như cách Big Time đã làm tương tự như God of War hay Fortnite còn nền kinh tế trò chơi lại sử dụng crypto sẽ ra sao?
Nền kinh tế vẫn sẽ lạm phát ngay cả khi cơ chế burn token được áp dụng.
Đối với những trò chơi nổi bật hiện tại với hàng trăm triệu người chơi mỗi tháng, việc chuyển đổi lên nền kinh tế tiền điện tử sẽ rất khó khăn do biến từ một tựa game chơi miễn phí thành mất phí.
- Nhưng đối với những cái tên đã từng nổi trước đây giờ đây đang đánh mất thị phần và người dùng muốn sử dụng cách thức kể trên thì sao?
Game truyền thống trước đó có thể nói như Boom Online, Khu vườn trên mây, Plant vs Zombie,… từng làm mưa làm gió cộng đồng Việt Nam một thời giờ đã vào dĩ vãng. Nhưng khi một tựa game tưởng như “chết” chuyển từ chơi miễn phí vô thưởng vô phạt trở thành một công cụ kiếm tiền thì có khả thi hay không.
Dù vậy, khi nó đã trở nên yếu thế ở thời điểm hiện tại, việc biến thành nền kinh tế crypto sẽ là một cách rất hay để giúp trò chơi quay trở lại.
Nhiều quan điểm sẽ cho rằng, trên thị trường hiện nay có nhiều GameFi có lối chơi gần giống với game gốc. Tuy nhiên, danh tiếng để lại là điều mà những trò chơi đó còn thiếu. Việc tận dụng danh tiếng sẵn có như một cách để Marketing cho dự án.
Quan điểm về con dao hai lưỡi về một nền kinh tế vẫn sẽ lạm phát, rồi game sẽ mất thị phần lại vẫn sẽ còn đó, nhưng nếu như làm sống lại một cái tên huy hoàng trước đây, việc crypto hóa chúng thành GameFi và biến nền kinh tế được tự vận hành bởi người chơi là điều hoàn toàn khả thi.
Tổng kết
Bài viết mang mục đích cung cấp thông tin tham khảo về một góc nhìn khác của GameFi. Những thông tin kể trên còn cần phải dựa trên những dữ liệu thực tế của ngành GameFi nên chỉ dừng ở mức giả thuyết.
Liệu những giả thuyết trên có thành hiện thực hay điên rồ hơn nữa là chúng có thể là cái tên mở đường cho trend GameFi 2024?
Bài viết không phải là lời khuyên đầu tư!