Hôm nay giữa lúc thị trường đang có tâm lý “cực kỳ sợ hãi” thì Bitcoin đã có cú bật nhẹ lên mức trên 30,000 USD sau một thời gian đi ngang ở vùng 28,000 đến 29,000 USD.
Chart BTC/USD khung 1h. (Nguồn: Tradingview)
Chỉ số Sợ hãi và Tham lam (Nguồn: alternative.me)
Anh em cùng xem dữ liệu on-chain để xem liệu BTC đã đến vùng hỗ trợ chưa cũng như vùng đáy cứng của BTC là gì nhé.
Giá hiện tại đã chạm đến vùng đáy BTC chưa?
Đầu tiên anh e hãy nhìn vào chỉ số Entity-Adjusted Dormancy Flow (Dòng dịch chuyển của các đồng coin “ngủ đông” đã điều chỉnh theo các thực thể).
Chỉ số trên được tính bằng cách lấy vốn hoá giao dịch chia cho giá trị Entity-Adjusted Dormancy của BTC.
Trong đó Entity-Adjusted Dormancy của BTC có thể hiểu nôm na là giá trị của các đồng coin cũ vừa được giao dịch.
Qua đó đồng BTC vừa được thực hiện mua bán có số ngày “ngủ đông” càng lớn thì giá trị của đồng coin đấy càng cao qua đó chỉ số Entity-Adjusted Dormancy Flow sẽ càng thấp và ngược lại.
Từ đấy chỉ số Entity-Adjusted Dormancy Flow sẽ xác định mức đáy của BTC thông qua việc so sánh vốn hoá thị trường hiện tại của BTC với giá trị của các đồng coin cũ vừa được giao dịch.
Chỉ số Entity-Adjusted Dormancy Flow (Nguồn: Glassnode)
Nếu anh em nhìn vào lịch sử thì có thể thấy chỉ số này giảm đến mức hỗ trợ nào đấy thì sẽ bật lại.
Hiện tại chỉ số này đang nằm ở vùng hỗ trợ màu xanh. Cùng với đó anh em thấy chỉ số Entity-Adjusted Dormancy của BTC màu xám đang trong xu hướng tăng.
Từ đó suy ra rằng vốn hoá thị trường đang thấp hơn nhiều so với tổng giá trị của các đồng coin cũ vừa được giao dịch.
Điều này đồng nghĩa với việc khi chỉ số Entity-Adjusted Dormancy Flow bật lại từ mức hỗ trợ thì khả năng cao vốn hoá thị trường của BTC sẽ tăng mạnh qua đó đẩy giá đồng coin này lên.
Đáy cứng của BTC có thể nằm ở vùng 16,000 USD
Cụ thể anh em hãy so sánh giá BTC với chỉ số Realized Cap (Vốn hoá thị trường thực tế) và Delta Cap (Vốn hoá thị trường Delta) của BTC.
Trong đó chỉ số Realized Cap được tính bằng cách nhân giá BTC với lượng cung lưu hành. Tuy nhiên khác với cách tính vốn hoá thị trường bình thường, giá BTC ở đây sẽ được lấy theo giá của đồng coin này ở lần giao dịch gần nhất.
Điều này giúp chỉ số Realized Cap thực tế về mặt kinh tế hơn khi loại bỏ được độ nhiễu của các đồng coin “ngủ đông” trong thời gian dài.
Bên cạnh đó chỉ số Delta Cap cũng cải thiện sự chính xác bằng cách lấy giá trị Realized Cap trừ đi Average Cap (Vốn hoá trung bình theo thời gian) của BTC.
Chỉ số Realized Cap (Màu cam) và Delta Cap (Màu nâu) của BTC. (Nguồn: charts.woobull.com)
Nếu anh em nhìn vào lịch sử thì có thể thấy thường giá BTC đi vào giữa hai đường Realized Cap và Delta Cap thì sẽ bật tăng trở lại.
Bên cạnh đó đường Delta Cap cũng có thể là hỗ trợ cứng khi BTC thường sẽ hồi phục khi chạm vào đấy.
Hiện tại xét về giá trị của hai chỉ số trên thì vùng hỗ trợ của BTC là từ 16,400 USD đến 23,700 USD. Cùng với đó mức giá 16,400 USD có thể sẽ là vùng đáy cứng của BTC.
Tạm kết
Nhìn vào các biểu đồ trên thì anh em có thể xác định được liệu Bitcoin đã đến vùng hỗ trợ chưa cũng như vùng đáy cứng của Bitcoin là gì.
Tuy nhiên giá Bitcoin sẽ không đi thẳng đến vùng hỗ trợ cũng như bay thẳng lên từ đáy mà trong quãng đường đấy giá đồng coin này có thể sẽ có những đợt tăng giảm liên tục hoặc đi ngang.
Anh em hãy cùng tìm hiểu và đánh giá để có những quyết định đầu tư sáng suốt nhất, chúc anh em may mắn!!!
Mọi thông tin trong bài không phải là lời khuyên đầu tư.