Bitcoin sẽ tăng giá nếu như các ngân hàng ở Mỹ tiếp tục phá sản

Hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ đang gặp vấn đề khi hơn 2,300 cơ quan tài chính có thể có nhiều nợ hơn tài sản, theo phân tích gần đây. Do đó, các chuyên gia cho biết điều này có thể đẩy giá Bitcoin tăng trong những tuần tới nếu như các ngân hàng ở Mỹ tiếp tục bị phá sản.

Giá bitcoin

Bộ Tài chính và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết vấn đề chỉ xảy ra đối với các ngân hàng cá nhân, nhưng các chuyên gia cảnh báo tình hình sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với những gì chính phủ thừa nhận.

Với các biện pháp chống lạm phát đang được áp dụng, gần một nửa trong số 4,800 ngân hàng của Hoa Kỳ đang tiêu thụ các nguồn vốn đệm (capital buffer) được dùng để hấp thụ rủi ro của mình, và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ phải tiến hành thắt chặt hơn nữa.

Hiệu ứng đầy đủ của việc siết chặt tiền tệ bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vẫn chưa ảnh hưởng đến nền kinh tế, và chỉ sau đó các chuyên gia mới biết liệu hệ thống tài chính của Hoa Kỳ có thể an toàn giảm bớt áp lực nợ được tạo ra bởi kích thích tiền tệ cực độ trong suốt đại dịch từ năm 2020 đến 2021.

Nhà Trắng không đưa ra bảo đảm chung cho tất cả các khoản tiền gửi vì điều đó sẽ trông giống như trợ cấp xã hội cho những người giàu. Ngoài ra, Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) cho biết chỉ có 127 tỷ đô la tài sản và có thể cần phải được cứu trợ riêng.

Vì lý do đó, các cơ quan tài chính hiện đang gây áp lực lên Ủy ban Chứng khoán và Trao đổi Mỹ để trấn áp các chiến lược bán khống nhằm tạo lợi nhuận khi cổ phiếu ngân hàng giảm giá.

Lindsey Johnson, CEO của Hiệp hội Ngân hàng Tiêu dùng, kêu gọi các nhà hoạch định chính sách phải xem xét một cách nghiêm

Các ngân hàng Mỹ có thể sụp đổngan hang my first republic bank 16834231571511528075723

First Republic Bank cũng là ngân hàng khu vực thứ ba của Mỹ phá sản kể từ tháng 3. Trước đó, Silicon Valley Bank và Signature Bank đã có những vụ sụp đổ chấn động. Và cuộc khủng hoảng ngân hàng chưa có dấu hiệu dừng lại.

Giữa tuần này, Hãng tin Bloomberg cho biết PacWest Bancorp cũng cân nhắc việc bán lại. Ngân hàng có trụ sở tại San Francisco này xác nhận đang xem xét các “lựa chọn chiến lược”. Bản tin trên khiến cổ phiếu PacWest Bancorp càng lao dốc.

Tờ USA Today dẫn một nghiên cứu cho thấy khoảng 180 ngân hàng đang có nguy cơ phá sản. Mối lo chính nằm ở bảo hiểm tiền gửi, mặc dù hiện chỉ một nửa số người gửi tiền không được bảo hiểm đang quyết định sẽ rút tiền.

Gửi tiền không bảo hiểm có nghĩa người gửi chấp nhận mất một phần tiền nếu ngân hàng sụp đổ. Điều này cũng đồng nghĩa họ càng có động cơ rút tiền cao hơn.

Vì sao ngân hàng khu vực Mỹ sụp đổ?

Silicon Valley Bank là ví dụ cho thấy ngân hàng khu vực Mỹ chịu áp lực như thế nào. Nguyên nhân chính dẫn tới các vụ phá sản này là việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang (Fed).

Fed đã phải tăng lãi suất để kìm hãm lạm phát. Nhưng động tác này làm sụt giảm giá trị tài sản các ngân hàng đang nắm, ví dụ trái phiếu chính phủ và chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp.

Thông thường, các ngân hàng trả lãi suất cố định và trái phiếu của họ sẽ trở nên hấp dẫn khi lãi suất liên bang thấp. Nhưng ngược lại, khi lãi suất của Fed tăng như hiện nay, nhà đầu tư không còn ưa chuộng mức lãi suất cố định của các ngân hàng nữa. Khi cầu giảm, giá của các trái phiếu này sẽ đi xuống.

“Sự sụt giảm trong giá trị tài sản của ngân hàng gần đây làm gia tăng đáng kể mức độ mong manh của hệ thống ngân hàng Mỹ đối với những người gửi tiền không có bảo hiểm”, các nhà kinh tế viết trong một nghiên cứu của Mạng lưới nghiên cứu khoa học xã hội.

Theo các nhà kinh tế trên, Chính phủ Mỹ cần có sự can thiệp hoặc tái cấp vốn. Nếu chính phủ không hành động, việc ngân hàng bị rút tiền hàng loạt là kịch bản khó tránh.

Anh em tham gia các kênh thông tin của chúng mình để thảo luận và bắt kịp những diễn biến mới nhất của thị trường nhé:

HC Capital Channel | HC Capital Group Chat
Allinstation Channel | Allinstation Chat
Margin HC Channel | Margin HC Group Chat
HC Gem Alerts | HC Gem Alerts Chat

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan: